Sử dụng xe ô tô công vào việc riêng bị xử phạt thế nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao?

Sử dụng xe ô tô công vào việc riêng bị xử phạt thế nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao?

Sử dụng xe ô tô công vào việc riêng bị xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 20 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị như sau:

Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
...
3. Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.

Như vậy, theo quy định thì xe ô tô công là một trong những loại tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có quy định về hành vi sử dụng tài sản công không đúng mục đích như sau:

Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công
...
2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:
...
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:

Áp dụng mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).

Như vậy, hành vi sử dụng xe ô tô công vào việc riêng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân có cùng hành vi sử dụng xe ô tô công vào việc riêng sẽ có mức phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Sử dụng xe ô tô công vào việc riêng bị xử phạt thế nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao?

Sử dụng xe ô tô công vào việc riêng bị xử phạt thế nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao? (Hình ảnh Internet)

Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công ra sao?

Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:

- Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật có liên quan.

- Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

- Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Quy định về hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công như sau:

(1) Giao quyền sử dụng tài sản công.

(2) Cấp quyền khai thác tài sản công.

(3) Cho thuê tài sản công.

(4) Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công.

(5) Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết.

(6) Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước.

(7) Bán, thanh lý tài sản công.

(8) Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản công

Nguyễn Đỗ Bảo Trung

Tài sản công
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản công có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản công
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Pháp luật
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản công đối với nhà đất không dùng để ở áp dụng từ ngày 15/10/2024?
Pháp luật
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 như thế nào?
Pháp luật
Ban hành Quy định 189 về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công?
Pháp luật
Nghị định 138/2024 lập dự toán, quản lý chi mua sắm tài sản, trang thiết bị dự án đã đầu tư xây dựng thế nào?
Pháp luật
Tính tiền thanh toán bồi thường phần diện tích thuộc tài sản công trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư như nào?
Pháp luật
Mẫu Quy chế quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp? Nội dung chủ yếu của Quy chế quản lý tài sản công?
Pháp luật
Sau hai lần bán đấu giá tài sản công không thành thì cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào