Sửa đổi hàng loạt quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng?
- Sửa đổi hàng loạt quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng?
- Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định mới nhất thuộc về chủ thể nào?
- Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo quy định mới nhất?
Sửa đổi hàng loạt quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng?
Ngày 31/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 27/2022/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng.
Trong đó, Thông tư 27/2022/TT-NHNN quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định phân cấp giải quyết thủ tục hành chính đối với các Thông tư như sau:
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2015/TT-NHNN về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 53/2018/TT-NHNN về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2017/TT-NHNN về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 09/2018/TT-NHNN về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 10/2018/TT-NHNN quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô
Sửa đổi hàng loạt quy định về phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng?
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định mới nhất thuộc về chủ thể nào?
Hiện nay, căn cứ Điều 4 Thông tư 53/2018/TT-NHNN có quy định:
Thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc) xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:
a) Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
b) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn.
Tuy nhiên, mới nhất Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi khoản 2 nêu trên bằng khoản 1 Điều 2 Thông tư 27/2022/TT-NHNN. Theo đó, thẩm quyền chấp thuận về mạng lưới của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo quy định mới nhất thuộc về:
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận:
+ Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
+ Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trên địa bàn.
Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo quy định mới nhất?
Hiện nay, căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-NHNN có quy định:
Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Căn cứ Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng và định hướng phát triển ngành ngân hàng trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
1. Xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài; chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh; bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này.
2. Ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Chấp thuận hoặc không chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Chấp thuận hoặc không chấp thuận chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
c) Chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập, thay đổi địa điểm đặt trụ sở, chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
d) Đình chỉ việc khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong trường hợp chưa đáp ứng đủ yêu cầu khai trương hoạt động.
3. Ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng chấp thuận hoặc không chấp thuận việc thành lập, thay đổi địa điểm đặt trụ sở, chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân, đình chỉ việc khai trương hoạt động phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
4. Ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng):
a) Chấp thuận hoặc không chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
b) Chấp thuận hoặc không chấp thuận chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
c) Đình chỉ việc khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn trong trường hợp chưa đáp ứng đủ yêu cầu khai trương hoạt động.
Tuy nhiên, mới nhất tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN có sửa đổi quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, theo đó, Thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã như sau:
Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng và định hướng phát triển ngành ngân hàng trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- Xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài; chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh; bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Thông tư này.
- Ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh):
+ Chấp thuận hoặc không chấp thuận thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (bao gồm cả trường hợp thay đổi địa điểm trước khi khai trương hoạt động);
+ Chấp thuận hoặc không chấp thuận chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn (trong trường hợp tự nguyện chấm dứt hoạt động);
+ Chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thành lập, thay đổi địa điểm đặt trụ sở, chấm dứt hoạt động, giải thể phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn;
+ Đình chỉ việc khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong trường hợp chưa đáp ứng đủ yêu cầu khai trương hoạt động.
Thông tư 27/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/03/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?