Tại phiên họp công khai chứng cứ sau khi phiên tòa tạm hoãn đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu không?
- Tại phiên họp công khai chứng cứ sau khi phiên tòa tạm hoãn đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu không?
- Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
- Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải được thực hiện như thế nào?
Tại phiên họp công khai chứng cứ sau khi phiên tòa tạm hoãn đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu không?
Theo quy định Bộ luật Tố dụng dân sự 2015 quy định quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như sau:
- Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố dụng dân sự 2015 quy định như sau:
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
...
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
...
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
...
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Đồng thời, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành có nội dung sau:
Sau khi tạm ngừng phiên tòa để thu thập tài liệu, chứng cứ, Tòa án mở phiên họp công khai chứng cứ. Tại phiên họp này, đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu không? (VKS Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trả lời:
Trường hợp này, đương sự không được đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu, vì:
- Theo khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 201 và khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 210 BLTTDS năm 2015, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
- Trường hợp trên Toà án đã mở phiên toà, việc tạm ngừng phiên tòa để thu thập tài liệu, chứng cứ là để giải quyết các yêu cầu, làm rõ các vấn đề đã xác định trước khi mở phiên tòa. Nếu sau khi tạm ngừng phiên tòa, đương sự đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu để tiến hành các thủ tục: thụ lý yêu cầu mới; nộp tạm ứng án phí; giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải giữa các đương sự...
Theo đó, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ được đưa ra, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chậm nhất tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và không được đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu tại phiên họp công khai chứng cứ sau khi phiên tòa tạm hoãn.
Tại phiên họp công khai chứng cứ sau khi phiên tòa tạm hoãn đương sự có quyền đưa ra yêu cầu mới vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu không?
Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
- Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
- Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
- Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 210 Bộ luật Tố dụng dân sự 2015 quy định về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
- Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
+ Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
+ Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
+ Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
- Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều 210 Bộ luật Tố dụng dân sự 2015. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
- Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
+ Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
+ Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
+ Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
+ Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
+ Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công khai chứng cứ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?