Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp thìn năm 2024 theo Chỉ thị của Bộ Tài chính?
- Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp thìn năm 2024 theo Chỉ thị của Bộ Tài chính?
- Quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát như thế nào?
- Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ra sao?
Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp thìn năm 2024 theo Chỉ thị của Bộ Tài chính?
Ngày 09/01/2024, Bộ Tài chính ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC 2024 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Theo đó, Bộ Tài chính nêu ra quan điểm như sau:
Trong năm 2023, tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm tại một số quốc gia; lạm phát toàn cầu tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao; giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu biến động tăng giảm liên tục, giá lương thực ngày càng tăng.
Trong khi đó, thị trường trong nước cho thấy các tín hiệu tích cực hơn, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu cơ bản bình ổn, đáp ứng nhu cầu của người dân; hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi nên nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào; các hàng hóa, dịch vụ trong nước cung đáp ứng cầu; bên cạnh đó mặt hàng xăng dầu và LPG vẫn có diễn biến giá phức tạp, chịu nhiều tác động của thị trường thế giới.
Những thuận lợi về cung cầu thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ hiện nay được xem như là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023; song hành với đó là công tác quản lý, điều hành giá đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt và đồng bộ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Dự báo năm 2024 tiếp tục có nhiều yếu tố biến động khó lường của thị trường thế giới do tác động từ các xung đột chính trị, việc các quốc gia ngày càng có xu hướng bảo hộ thị trường trong nước, tăng cường dự trữ quốc gia sẽ ảnh hưởng đến cung, cầu hàng hóa khiến giá cả có thể diễn biến phức tạp.
Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp thìn năm 2024 theo Chỉ thị của Bộ Tài chính? (Hình từ internet)
Quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát như thế nào?
Theo đó, tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Chỉ thị 01/CT-BTC 2024, Bộ Tài chính yêu cầu Cục Quản lý giá có trách nhiệm quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát như sau:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả, nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; tham mưu kịp thời trình Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát.
Chủ động tổ chức triển khai các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá; đẩy mạnh công tác tổng hợp thông tin, phân tích dự báo diễn biến giá cả thị trường; chủ động xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2024 và tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp; kiểm tra theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Chỉ thị 01/CT-BTC 2024, Bộ Tài chính yêu Các Sở Tài chính có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn, cụ thể về việc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại như sau:
- Chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn trước, trong và sau Tết, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân như nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ du lịch, tham quan, dịch vụ vận chuyển hành khách... và các mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến sản xuất để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, có phương án điều tiết, hỗ trợ lưu thông nguồn hàng hợp lý, đề xuất kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện niêm yết giá, kê khai giá trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường phù hợp trên địa bàn; tổ chức thực hiện, triển khai nghiêm túc chế độ báo cáo giá thị trường trước, trong và sau Tết.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bình ổn giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?