Tăng gấp 5 lần mức phạt đối với hành vi chống đối việc huấn luyện dân quân tự vệ từ 22/07/20222?
Dân quân tự vệ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về dân quân tự vệ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 về điều khoản giải thích theo đó:
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, có chức năng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
Dân quân tự vệ có thành phần bao gồm:
+ Dân quân tự vệ tại chỗ: Đây là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức.
+ Dân quân tự vệ cơ động: Đây là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Dân quân thường trực: Đây là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
+ Dân quân tự vệ biển: Đây là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
Dân quân tự vệ có các nhiệm vụ sau:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
- Phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trởi Việt Nam...
- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, diễn tập, hội thao.
- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Xử phạt khi vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt khi vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ như sau:
“Điều 23. Vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.”.
Như vậy, các hành vi cản trở hoặc trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ có thể bị phạt tiền tùy theo từng hành vi.
Tăng gấp 5 lần mức phạt đối với hành vi chống đối việc huấn luyện dân quân tự vệ từ 22/07/20222?
Xử phạt khi vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về Xử phạt khi không đi huấn luyện dân quân tự vệ như sau:
“Điều 22. Vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân quân tự vệ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc huấn luyện dân quân tự vệ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu không có lí do chính đáng bạn sẽ được xem là có hành vi trốn tránh huấn luyện dân quân tự vệ và có thể sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân quân tự vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?