TCVN 8366:2010 về thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực? TCVN 8366:2010 áp dụng với bình chịu áp lực nào?
Phạm vi áp dụng TCVN 8366:2010 về thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8366:2010 Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo được biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn AS 1210:1997 Presure vessels.
Trong quá trình soát xét các TCVN 6153:1996 đến TCVN 6156:1996 về Bình chịu áp lực. Ban kỹ thuật TCVN/TC 11 Nồi hơi và Bình chịu áp lực nhận thấy các tiêu chuẩn về Nồi hơi và Bình chịu áp lực của Australia (AS) hiện hành tương đương với các tiêu chuẩn Hoa kỳ ASME, sẵn có và phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Các nước trong khu vực đều sử dụng các tiêu chuẩn ASME làm tiêu chuẩn quốc gia. Do đó việc biên soạn các TCVN về thiết bị áp lực trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn AS là phù hợp trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Trong thời gian tới các TCVN về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa bình chịu áp lực và các vấn đề liên quan khác sẽ được nghiên cứu biên soạn.
Về bố cục và nội dung của TCVN 8366:2010 cơ bản là tương đương với AS 1210:1997. Các tài liệu, tiêu chuẩn viện dẫn trong TCVN 8366:2010 sử dụng các tài liệu, tiêu chuẩn viện dẫn trong AS 1210:1997 và tương đương, điều này đảm bảo thuận lợi cho người sử dụng và phù hợp với điều kiện hiện nay của nước ta.
Theo đó, Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu về vật liệu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, giám sát, chứng nhận và chuyển giao các bình chịu áp lực có đốt nóng hoặc không đốt nóng cấu tạo từ kim loại đen hoặc kim loại màu bằng cách hàn, hàn vảy cứng, đúc, rèn, phủ, lót và bao gồm cả việc sử dụng các thiết bị ngoại vi cần thiết cho sự hoạt động chuẩn xác và an toàn của bình chịu áp lực. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra các yêu cầu đối với các bình phi kim loại và bình kim loại có lớp lót phi kim loại.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn này đã được xây dựng trên cơ sở mặc định rằng: trong quá trình chế tạo các bước kiểm tra cần thiết đã được thực hiện đầy đủ; và trong suốt thời gian làm việc sau đó thiết bị đã được quản lý một cách thích hợp bao gồm cả việc theo dõi sự xuống cấp của nó.
TCVN 8366:2010 về thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực? TCVN 8366:2010 áp dụng với bình chịu áp lực nào? (Hình từ Internet)
Các yêu cầu chung đối với bình chịu áp dụng theo TCVN 8366:2010 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Tiêu chuẩn TCVN 8366:2010, các bình chịu áp lực theo tiêu chuẩn này phải thỏa mãn các yêu cầu chung dưới đây:
- Đảm bảo sự an toàn hợp lý cho tất cả mọi người liên quan đến vận hành thiết bị trong suốt quá trình sử dụng cũng như an toàn cho các tài sản và môi trường xung quanh;
- Đảm bảo mức độ kinh tế, hiệu suất, độ tin cậy, khả năng vận hành và khả năng bảo dưỡng một cách thích hợp trong suốt thời gian hoạt động của bình;
- Kiểm soát được những rủi ro để ít nhất đáp ứng được các luật hiện hành về an toàn, sức khỏe và môi trường.
TCVN 8366:2010 áp dụng với bình chịu áp lực nào?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Tiêu chuẩn TCVN 8366:2010 như sau:
Áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bình chịu áp lực:
a) Có áp suất thiết kế nằm phía trên đường đồ thị trong Hình 1.3.1 và 1.3.2 nhưng không vượt quá 21 MPa cho các bình kim loại hoặc phi kim loại cấu tạo hàn, rèn, hàn vảy cứng hay đúc trừ trường hợp có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan và
b) Có nhiệt độ vận hành nằm trong giới hạn nhiệt độ của các loại vật liệu và bộ phận được chỉ ở điều thích hợp trong tiêu chuẩn này
Những chi tiết sau được coi là những bộ phận chịu áp lực phải thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
i) Khi các ống ngoại tuyến được nối với bình:
a) Mép hàn nối ống theo chu vi đối với mối nối bằng hàn;
b) Mối nối ren đầu tiên đối với mối nối bằng ren;
c) Bề mặt của mặt bích đầu tiên đối với mối nối bằng bu lông bắt bích;
d) Bề mặt kín đầu tiên đối với các mối nối lắp ráp phụ kiện.
ii) Mối hàn để gắn các bộ phận không chịu áp lực với bình khi các bộ phận này được hàn trực tiếp với bề mặt trong hoặc ngoài của bình áp lực.
iii) Các loại nắp chịu áp lực để có thể mở bình như nắp đậy lỗ chui người hoặc lỗ thò tay.
iv) Chân đỡ bình và là một bộ phận của bình.
v) Các thiết bị bảo vệ, van xả áp và bảo vệ nhiệt khi người mua yêu cầu.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bồn chứa chất lỏng, bồn chứa khí lớn áp suất thấp (như đã quy định trong tiêu chuẩn ANSI/API Std 620), bình chứa dùng trong công nghệ hạt nhân, các máy móc như bơm và vỏ máy nén hay là các bình chứa chịu áp gây ra chỉ bởi cột áp tĩnh của bình chứa, lò hơi ống lò ống lửa, lò hơi ống nước, đường ống ngoại tuyến.
Các yêu cầu với bình chịu áp theo thiết kế và kết cấu tiên tiến được đưa ra trong phụ lục 1 của TCVN 8366.
Các tiêu chuẩn liên quan đưa ra những lựa chọn thay thế cho các yêu cầu trong tiêu chuẩn này là AS 2971 và AS 3509 (trong phạm vi áp dụng của các tiêu chuẩn đó).
Các bên áp dụng tiêu chuẩn này cần lưu ý rằng tự thân tiêu chuẩn này không có hiệu lực về pháp lý nhưng nó sẽ trở nên có hiệu lực pháp lý trong các trường hợp sau:
1) Khi tiêu chuẩn này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền khác chấp nhận sử dụng.
2) Khi bên mua sử dụng tiêu chuẩn này như 1 yêu cầu của hợp đồng.
3) Khi người chế tạo công bố rằng bình chịu áp lực được chế tạo theo tiêu chuẩn này.
Như vậy, tiêu chuẩn này áp dụng cho các bình chịu áp lực theo nội dung nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bình chịu áp lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?