TCVN 9377-2:2012 về công tác trát trong xây dựng? Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác trát như thế nào?

Cho tôi hỏi: TCVN 9377-2:2012 về công tác trát trong xây dựng? Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác trát như thế nào? - Câu hỏi của anh D.Q (Bình Thuận)

TCVN 9377-2:2012 về công tác trát trong xây dựng?

TCVN 9377-2:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 303:2006 phần 2 và TCXD 159:1986 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Theo đó, tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và hướng dẫn trình tự để thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của công tác trát trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

TCVN 9377-2:2012 về công tác trát trong xây dựng? Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác trát như thế nào?

TCVN 9377-2:2012 về công tác trát trong xây dựng? Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác trát như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kỹ thuật thi công đối với công tác trát như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 9377-2:2012 như sau:

Thi công trát
4.2.1 Nếu bề mặt nền trát khô, cần phun nước làm ẩm trước khi trát.
4.2.2 Trường hợp có yêu cầu về độ phẳng, các chi tiết, đường cong với độ chính xác và chất lượng cao, trước khi trát phải gắn lên bề mặt kết cấu các điểm mốc định vị hay trát làm mốc chuẩn tại một số vị trí.
4.2.3 Chiều dầy lớp vữa trát phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại kết cấu, loại vữa sử dụng và phương pháp thi công trát.
4.2.4 Chiều dầy lớp trát trần nên trát dầy từ 10 mm đến 12 mm, nếu trát dầy hơn phải có biện pháp chống lở bằng cách trát trên lưới thép hoặc trát thành nhiều lớp mỏng.
4.2.5 Đối với trát tường, chiều dầy khi trát phẳng thông thường không nên vượt quá 12 mm, khi trát với yêu cầu chất lượng cao không quá 15 mm và khi trát với yêu cầu chất lượng trát đặc biệt cao không quá 20 mm.
4.2.6 Chiều dầy mỗi lớp trát không được vượt quá 8 mm. Khi trát dầy hơn 8 mm, phải trát thành hai hoặc nhiều lớp. Trong trường hợp sử dụng vữa vôi hoặc vữa tam hợp, chiều dầy mỗi lớp trát bắt buộc phải nằm trong khoảng từ 5 mm đến 8 mm.
Khi trát nhiều lớp, nên kẻ mặt trát thành các ô quả trám để tăng độ bám dính cho các lớp trát tiếp theo. Ô trám có cạnh khoảng 60 mm, vạch sâu từ 2 mm đến 3 mm. Khi lớp trát trước se mặt mới trát tiếp lớp sau. Nếu mặt lớp trát trước đã quá khô thì phải phun nước làm ẩm trước khi trát tiếp.
4.2.7 Ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sinh, phòng tắm rửa, nhà bếp khi trát phải dùng vữa xi măng cát có mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 hoặc vữa có khả năng chống thấm để tăng cường khả năng chống thấm và tăng độ bám dính giữa các lớp trát.
4.2.8 Trong điều kiện thời tiết nắng nóng hoặc khô hanh, sau khi trát 24 h nên tiến hành phun ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt trên mặt trát.
4.2.9 Khi trát các lớp trát đặc biệt trên bề mặt kết cấu như trát sần; trát lộ sỏi, trát mài, trát rửa, trát băm (trát trang trí), chiều dầy lớp trát lót tạo phẳng mặt không được vượt quá 12 mm, chiều dầy của lớp trát hoàn thiện bề mặt không được nhỏ hơn 5 mm. Lớp trát mặt ngoài có 5 cách xử lý tạo bề mặt để tạo thành 5 loại trát trang trí khác nhau là:
- Trát sần (trát gai);
- Trát lộ sỏi;
- Trát đá mài (granitô);
- Trát đá rửa (granitê);
- Trát đá băm (granitin).
4.2.9.1 Vật liệu dùng để trát đá trang trí phải được cân đong theo khối lượng hoặc thể tích. Mác vữa và thành phần liều lượng pha trộn vật liệu phải tuân theo yêu cầu của thiết kế.
4.2.9.2 Khi thiết kế không quy định mác vữa hoặc thành phần liều lượng pha trộn vật liệu, có thể căn cứ vào thành phần liều lượng pha trộn theo Bảng 2 và Bảng 3.
4.2.9.3 Xi măng, bột đá, bột mầu sau khi cân đúng tỉ lệ trên, được trộn đều với nhau và cho lọt qua sàng có mắt sàng 1 mm để dùng ngay hoặc đóng vào bao để dùng trong vài ngày.
4.2.9.4 Lượng vật liệu chuẩn bị cho thi công, lượng vữa trộn phải tính toán sao cho vừa đủ để thi công gọn một khối lượng, đảm bảo mầu sắc đồng đều, hài hòa phù hợp với khối lượng của bộ phận công trình và số lượng công nhân thi công.
4.2.9.5 Trộn vữa trát mặt ngoài bằng thủ công:
- Cân đá và hỗn hợp xi măng, bột đá và bột mầu cho từng mẻ trộn;
- Đổ đá hạt lên sàn trộn, dùng xẻng và cao quay vòng dàn mỏng đá; sau đó đổ hỗn hợp xi măng, bột đá và bột màu lên trên, trộn khô đều;
- Dùng bình hương sen tưới nước từ từ lên hỗn hợp vữa, vừa tưới vừa đảo đều. Dùng xẻng xúc trộn lật úp vữa liên tục gọn vào giữa, tránh đá và nước xi măng chảy ra ngoài. Trộn và đảo từ 6 đến 6 lần là đạt yêu cầu.
4.2.9.6 Vữa trộn xong có độ lưu động từ 0 cm đến 3 cm. Kinh nghiệm thử đơn giản trong thi công hiện trường có thể làm như sau: Vữa đã trộn xong, nắm vào lòng bàn tay (không quá lỏng cũng không quá chặt), khi xòe bàn tay ra mà vữa vẫn không rời rạc, không sụt chảy là đạt yêu cầu.
Ngoài các điểm trên, cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chính sau:
4.2.9.7 Trát sần (trát gai): Khi tạo mặt trát nhám có thể dùng bơm phun hoặc thiết bị chuyên dùng để phun vữa bám vào bề mặt trát hoặc dùng chổi vẩy nhiều lần, khi lớp đầu se khô mới vẩy tiếp lớp sau. Vữa vẩy phải bám và phủ đều trên mặt trát.
4.2.9.8 Trát lộ sỏi: Mặt trát lộ sỏi được trát bằng vữa xi măng cát có lẫn sỏi hay đá có cỡ hạt khoảng từ 5 mm đến 10 mm. Chiều dầy trát không vượt quá 20 mm, khi trát phải xoa và vỗ nhiều lần để mặt trát được chắc đặc. Khi vữa đóng rắn sau lúc trát khoảng từ 4 h đến 5 h (phụ thuộc vào thời tiết và độ ẩm không khí) thì tiến hành đánh sạch lớp vữa ngoài để lộ sỏi, đá.
4.2.9.9 Trát mài: Trước hết phải làm lớp trát lót tạo phẳng mặt trát bằng vữa xi măng cát vàng mác lớn hơn hoặc bằng M7,5. Chiều dầy lớp lót từ 10 mm đến 15 mm. Vạch ô trám bằng mũi bay lên lớp lót này và chờ cho khô. Tiếp theo tiến hành trát lớp trát hoàn thiện trên lớp trát lót. Thành phần vật liệu của lớp trát hoàn thiện gồm hỗn hợp xi măng trắng, bột đá mịn, bột mầu và đá hạt có kích cỡ từ 5 mm đến 8 mm.
Quy trình thao tác trát mài được tiến hành như sau:
- Bước 1: Thi công trát
Trộn bột đá với xi măng trắng rồi trộn tiếp với bột mầu. Khi đã lựa chọn xong màu của bột hỗn hợp này cho đá hạt vào trộn đều theo quy định của thiết kế. Nếu không có chỉ định cụ thể có thể trộn với tỷ lệ 1:1:2 (xi măng : bột đá : đá). Cho nước vào và trộn đến khi thu được vữa dẻo. Trát vữa lên bề mặt lớp trát lót sau đó dùng bàn xoa xát mạnh lên mặt trát và làm cho phẳng mặt. Tiếp tục vỗ nhẹ lên lớp vữa trát cho lớp trát được chắc đặc.
- Bước 2: Mài bề mặt trát
Sau khi lớp trát đã đóng rắn ít nhất 24 h, có thể mài bề mặt trát bằng phương pháp mài thủ công hoặc mài bằng máy sau 72 h. Đầu tiên dùng đá mài thô để mài cho lộ đá và phẳng mặt, sau đó dùng các loại đá mài khác để mài mịn bề mặt. Khi mài phải đổ nhẹ nước cho trôi lớp bột đá xi măng. Trong quá trình mài, bề mặt trát có thể bị sứt, lõm do bong hạt đá. Để sửa chữa, lấy hỗn hợp xi măng, bột đá và bột mầu xoa lên mặt vừa mài cho hết lõm. Chờ 3 ngày đến 4 ngày sau mài lại bằng đá mịn.
4.2.9.10 Trát rửa: Các công việc chuẩn bị và thi công mặt trát cũng tiến hành như trát mài bao gồm trát lớp lót, chế tạo vữa trát và thi công trát. Khi vữa trát đã đóng rắn sau khoảng 2 h đến 3 h thì tiến hành rửa bằng nước sạch. Đổ nhẹ nước lên bề mặt trát và dùng chổi mịn để cọ đến khi lộ đều đá và không có vết bẩn. Sau khi rửa, mặt trát phải được bảo quản cẩn thận, tránh bị va đập và làm bẩn.
4.2.9.11 Trát băm: Trình tự công việc và chế tạo hỗn hợp vữa cũng được tiến hành như trát mài, trát rửa. Sau khi hoàn thành mặt trát khoảng từ 6 ngày đến 7 ngày, tiến hành băm. Trước khi băm cần kẻ các đường viền, gờ, mạch trang trí theo thiết kế và băm trên bề mặt giới hạn bởi các đường kẻ đó.
Dụng cụ để băm là búa đầu nhọn hoặc các dụng cụ chuyên dụng, chiều băm phải vuông góc với mặt trát và thật đều tay để lộ các hạt đá và đồng nhất mầu sắc.
4.2.10 Độ sai lệch cho phép của bề mặt trát không được vượt quá các quy định ghi trong Bảng 4.

Như vậy, công tác trát phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nêu trên.

Kiểm tra và nghiệm thu trong xây dựng được quy định thế nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 9377-2:2012 như sau:

Kiểm tra và nghiệm thu
5.1 Kiểm tra
5.1.1 Công tác kiểm tra chất lượng trát tiến hành theo trình tự thi công và bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:
- Độ phẳng mặt trát;
- Độ đặc chắc và bám dính của lớp trát với nền trát. Vữa dùng trát lót và trát mặt ngoài phải đảm bảo cường độ thiết kế quy định và thực hiện như 4.1.5 và 4.2.9.1;
- Các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.
5.1.2 Mặt trát phải thỏa mãn các yêu cầu:
- Lớp vữa trát phải dính chắc với kết cấu, không bị bong rộp. Kiểm tra độ bám dính thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ bộp phải phá ra trát lại;
- Mặt trát phẳng, không gồ ghề cục bộ;
- Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, không có vết vữa chẩy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị, điện vệ sinh thoát nước…;
- Các đường gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải kiểm tra bằng thước vuông. Các cạnh cửa sổ, cửa đi phải song song nhau. Mặt trên của bệ cửa có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát phải chèn sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10 mm;
- Dung sai của mặt trát không vượt quá các quy định trong Bảng 4.
5.2 Nghiệm thu
Nghiệm thu công tác trát được tiến hành tại hiện trường. Hồ sơ nghiệm thu gồm:
- Các kết quả thí nghiệm vật liệu lấy tại hiện trường.
- Biên bản nghiệm thu vật liệu trát trước khi sử dụng vào công trình;
- Hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, cung cấp vật liệu;
- Các biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành;
- Nhật ký công trình.

Như vậy, kiểm tra và nghiệm thu trong xây dựng được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi công xây dựng

Đặng Phan Thị Hương Trà

Thi công xây dựng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi công xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi công xây dựng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 2 thì có thể làm chỉ huy trưởng công trường hạng 2 không?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu cam kết về thi công xây dựng mới nhất? Tải về mẫu cam kết về thi công xây dựng ở đâu?
Pháp luật
Sai sót trong thi công xây dựng mà nhà thầu không sửa chữa được thì phải trả mọi chi phí cho chủ đầu tư sửa chữa mà không được kiến nghị?
Pháp luật
Nhà thầu thi công xây dựng được dừng thi công xây dựng khi nào? Trách nhiệm của nhà thầu trong việc đảm bảo an toàn thi công xây dựng?
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý an toàn đối với hồ chứa nước phải bảo đảm những gì? Hồ chứa nước gồm những loại nào và dung tích của mỗi loại theo quy định là bao mét khối?
Pháp luật
Điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình điện lực được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng mới nhất? 06 Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình?
Pháp luật
Mẫu thông báo tạm dừng thi công mới nhất? Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu thi công xây dựng thế nào?
Pháp luật
Để bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hiện nay được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào