Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào? Phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra không có văn bản được không?
Dự thảo kết luận thanh tra được xây dựng trong bao lâu? Có thể tham khảo ý kiến cơ quan khác về dự thảo kết luận thanh tra không?
Căn cứ theo nội dung tại khoản 5 Điều 75 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra như sau:
Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
...
5. Thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra được tính từ ngày người ra quyết định thanh tra giao xây dựng dự thảo kết luận thanh tra và được quy định như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;
b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;
c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
Như vậy, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra sẽ được tính bắt đầu từ ngày người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.
Cụ thể như sau:
- Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành: không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì không quá 45 ngày;
- Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành: không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì không quá 30 ngày;
- Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành: không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì không quá 20 ngày.
Ngoài ra, căn cứ Điều 76 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Tham khảo ý kiến về dự thảo kết luận thanh tra
Trong quá trình xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể quyết định việc xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về một hoặc một số nội dung của dự thảo kết luận thanh tra. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được đề nghị có văn bản trả lời về nội dung được xin ý kiến trong thời hạn theo đề nghị của người ra quyết định thanh tra.
Như vậy, trong quá trình xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về một hoặc một số nội dung của dự thảo kết luận thanh tra.
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện thế nào? Phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra không có văn bản được không? (Hình từ Internet)
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được quy định thế nào?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 77 Luật Thanh tra 2022 có quy định về việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra như sau:
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
1. Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết.
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (sau đây gọi chung là người thực hiện thẩm định) để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
3. Người thực hiện thẩm định có quyền yêu cầu Đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thẩm định; xây dựng báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về kết quả thẩm định.
4. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc xem xét, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.
Như vậy, việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện theo nội dung quy định như trên.
Trong quá trình thẩm định, người thực hiện thẩm định có quyền yêu cầu Đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc thanh tra để hỗ trợ thẩm định.
Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra không có văn bản có được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 77 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
...
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (sau đây gọi chung là người thực hiện thẩm định) để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
Như vậy, việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra không có văn bản là không phù hợp với quy định pháp luật. Cần phải có văn bản phân công thẩm định và nêu rõ các nội dung, thời hạn thực hiện thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết luận thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?