Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản thuộc về cơ quan nào? Hồ sơ đăng ký tàu cá gồm những gì?
Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về cơ quan đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
- Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn;
+ Tổng cục Thủy sản cấp đăng ký tàu công vụ thủy sản.
Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản thuộc về cơ quan nào? Hồ sơ đăng ký tàu cá gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản gồm những gì?
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) quy định về hồ sơ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
...
2. Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;
d) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
đ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
e) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên.
3. Hồ sơ đối với tàu cải hoán gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu theo Mẫu số 04.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký cũ;
d) Văn bản chấp thuận cải hoán đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản.
4. Hồ sơ đối với tàu được mua bán, tặng cho gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản chính Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định;
c) Văn bản chấp thuận mua bán tàu cá, trừ trường hợp tàu cá mua bán trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu;
đ) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký.
5. Hồ sơ đối với tàu nhập khẩu gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, d, đ, e khoản 2 Điều này;
b) Bản sao có chứng thực văn bản cho phép nhập khẩu tàu cá của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận xóa đăng ký kèm theo bản sao có chứng thực bản dịch tiếng Việt đối với tàu cá, tàu công vụ thủy sản đã qua sử dụng;
d) Bản sao có chứng thực Tờ khai hải quan có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan;
đ) Bản sao có chứng thực biên lai nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Hồ sơ đối với tàu thuộc diện thuê tàu trần gồm:
a) Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a, đ, e khoản 2 và điểm c, d, đ khoản 5 Điều này;
b) Bản chính văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp;
c) Bản chính hợp đồng thuê tàu trần.
Như vậy, khi đăng ký tàu thì đều phải có tờ khai đăng ký tàu, bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế; ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu); Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên.
Trình tự thực hiện đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự thực hiện đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
...
7. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo Mẫu số 06.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Như vậy, tàu cá, tàu công vụ thuỷ sản khi đăng ký phải tuân theo quy định trên.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký tàu cá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?