Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng: Tăng gấp đôi giá trị tài sản khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

Tôi muốn hỏi về thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Các quy định mới về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào? Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào? Cảm ơn!

Quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 Chương II của Nghị định này trong phạm vi địa bàn mình quản lý:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, 2, 3, 5, 6 Chương II của Nghị định này."

Như vậy, các quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như trên.

Các quy định mới về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào? Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào?

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng: Tăng gấp đôi giá trị tài sản khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

Sửa đổi, bổ sung một số các quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào?

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

31. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37, Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo,
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng:
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37,500,000 đồng;
c) Tược quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.".

Như vậy, Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được sửa đổi bổ sung như trên.

Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 95/2014/TT-BQP về Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

"Điều 11. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
1. Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong trước sự chứng kiến của người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến; việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt phát hiện tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
3. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 82 của Luật xử lý vi phạm hành chính."

Như vậy, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như trên.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Lê Mạnh Hùng

Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Ủy ban nhân dân
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự thủ tục giải quyết thôi việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ra sao?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu hay không?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình đúng không?
Pháp luật
Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt do ai bầu? Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt có những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân TP HCM hoạt động theo chế độ nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM là chức danh thuộc khối cơ quan nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP HCM do đơn vị nào bầu?
Pháp luật
Trường hợp nào Hội đồng nhân dân được miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định?
Pháp luật
Người ký quyết định về việc thi hành kỷ luật cách chức đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là ai?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có được quyền ra quyết định buộc thôi việc đối với Phó trưởng công an xã không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào