Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo?
Đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Căn cứ theo quy định tại mục 1 Công văn 1406/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2022 hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định về đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cụ thể như sau:
- Các đối tượng thuộc điểm a, b, d, đ của khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2020/NĐ-CP:
+ Có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
+ Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).
+ Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
- Trẻ em đang học mẫu giáo tại các lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2025.
Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Hồ sơ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Tại mục 2 Công văn 1406/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2022 hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định về những lưu ý liên quan tới hồ sơ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cụ thể như sau:
- Về hồ sơ: Cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc các đối tượng được hưởng chính sách lập hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.
- Về trình tự thời gian thực hiện: Tháng 8 hàng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thuộc đối tượng hưởng chính sách thực hiện nộp hồ sơ theo trình tự hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP;
Cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ, lập danh sách trẻ em được hưởng chính sách và hồ sơ kèm theo gửi về Phòng giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách gửi cơ quan tài chính cung cấp trình Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức ra quyết định phê duyệt theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.
Phương thức chi trả đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo
Căn cứ theo quy định tại mục 3 Công văn 1406/SGDĐT-KHTC ngày 09/5/2022 hướng dẫn bổ sung thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định về phương thức chi trả đối với chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo cụ thể là:
- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.
- Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện chi trả theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 7 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 105/2020/NĐ-CP.
Trên đây là hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo để Ủy ban nhân dân | thành phố Thủ Đức; Ủy ban nhân dân quận, huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc quan tâm, tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị liên hệ Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo theo số điện thoại (028)3829.7847 để được hướng dẫn theo thẩm quyền.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn đối tượng thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo bao gồm trẻ em có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Không có nguồn nuôi dưỡng; Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có); Trẻ em khuyết tật học hòa nhập và Trẻ em đang học mẫu giáo tại các lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2025.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trẻ em mẫu giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?