Thế nào là an ninh quốc gia? Có những biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia nào và nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Thế nào là an ninh quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định về khái niệm an ninh quốc gia cụ thể như sau:
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Theo đó, an ninh quốc gia là là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Thế nào là an ninh quốc gia? Có những biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia nào và nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Thế nào là bảo vệ an ninh quốc gia?
Về khái niệm bảo vệ an ninh quốc gia thì tại khoản 2 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định cụ thể như sau:
Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Như vậy. bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Có những biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia nào?
Đối với quy định về biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia thì tại khoản 1 Điều 15 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định cụ thể như sau:
1. Biện pháp vận động quần chúng:
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 06/2014/NĐ-CP quy định về biện pháp vận động quần chúng thì biện pháp vận động quần chúng là việc huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự
Về nội dung biện pháp vận động quần chúng được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2014/NĐ-CP như sau:
- Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
2. Biện pháp pháp luật:
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2011/NĐ-CP quy định về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự.
Điều 5 Nghị định 35/2011/NĐ-CP quy định về nội dung của biện pháp pháp luật cụ thể như sau:
- Đưa yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự vào xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế.
- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế về pháp luật để xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự.
3. Biện pháp ngoại giao;
4. Biện pháp kinh tế;
5. Biện pháp khoa học - kỹ thuật;
6. Biện pháp nghiệp vụ:
Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật theo khoản 7 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004.
7. Biện pháp vũ trang.
Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia được quy định như thế nào?
Về nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia thì tại Điều 5 Luật An ninh quốc gia 2004 quy định cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
- Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An ninh quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?