Thẻ tín dụng là gì? Đối tượng nào được sử dụng thẻ và hướng dẫn cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng đơn giản, nhanh chóng nhất hiện nay?
Thẻ tín dụng là gì? Đối tượng được sử dụng thẻ tín dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về giải thích thẻ tín dụng theo đó:
Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
- Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là việc dùng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt từ ATM. Vì số tiền trong thẻ tín dụng là khoản “tạm vay” từ ngân hàng. Do đó, số tiền bạn rút từ thẻ được xem là dư nợ tín dụng chứ không phải là giao dịch rút tiền thông thường như bạn vẫn thường làm với thẻ ghi nợ.
Căn cứ khoản 5, khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về đối tượng được sử dụng thẻ theo đó:
- Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
- Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng các loại thẻ. Chủ thẻ là pháp nhân được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của pháp nhân hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này.
- Đối với chủ thẻ phụ:
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
Ưu, nhược điểm của việc rút tiền từ thẻ tín dụng ngân hàng?
- Ưu điểm:
+ Có thể rút tiền thuận tiền tại các cây ATM và cây ATM được gắn ở rất nhiều nơi.
+ Không cần làm nhiều thủ tục liên quan đến giấy tờ phức tạp khi vay ngân hàng.
- Nhược điểm:
+ Ngân hàng chỉ cho phép dùng làm thẻ tín dụng và rút tiền mặt ở một định mức nhất định được cấp. Do đó không thể rút toàn bộ số tiền trong thẻ tín dụng. Một số loại thẻ tín dụng còn quy định phí rút tiền mặt tối thiểu, ví dụ như 50.000 VND, nghĩa là trong một vài trường hợp bạn có thể phải trả phí rút cao hơn 4% được quy định trong biểu phí. Cụ thể khi bạn ứng 1.000.000 VND từ thẻ tín dụng, thay vì 4% phí tương đương 40.000 VND thì bạn sẽ cần trả 50.000 VND.
+ Khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ tốn phí, dù khoản phí không cao nhưng khi rút nhiều lần sẽ làm cho khoản phí này lớn.
+ Phí rút tiền thẻ tín dụng cao
Biểu phí rút tiền mặt của thẻ tín dụng khá cao, rơi vào 2% đến 4% tổng số tiền bạn rút tùy vào ngân hàng. Do đó, bạn sẽ phải trả càng nhiều phí nếu quyết định rút một số tiền lớn từ thẻ.
Một số loại thẻ tín dụng còn quy định phí rút tiền mặt tối thiểu, ví dụ như 50.000 VND, nghĩa là trong một vài trường hợp bạn có thể phải trả phí rút cao hơn 4% được quy định trong biểu phí. Cụ thể khi bạn ứng 1.000.000 VND từ thẻ tín dụng, thay vì 4% phí tương đương 40.000 VND thì bạn sẽ cần trả 50.000 VND.
+ Do cả phí rút tiền mặt và lãi suất áp dụng cho khoản rút tiền mặt cao, nên dù cho đôi khi chỉ là một khoản rút nhỏ nhưng dư nợ tín dụng của bạn sẽ nhanh chóng tăng cao. Nếu không sớm hoàn trả lại số tiền đã rút lại cho ngân hàng, dư nợ đó sẽ tăng nhanh và vượt quá khả năng thanh toán của bạn.
Thẻ tín dụng là gì? Đối tượng nào được sử dụng thẻ và hướng dẫn cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng đơn giản, nhanh chóng nhất hiện nay?
Lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng hiện nay là bao nhiêu?
Về cơ bản, thẻ tín dụng là một hình thức cho vay tiêu dùng. Do dó lãi suất thẻ tín dụng cũng sẽ tương đương với lãi suất vay thông thường.
- Lãi suất đổi ngoại tệ:
Với thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng có thể mua sắm, chi tiêu thỏa thích trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, lúc này số tiền trong thẻ sẽ được quy đổi để phù hợp với quốc gia cần chi tiêu.
Mỗi lần chuyển đổi ngoại tệ trên thẻ tín dụng, người dùng sẽ phải chịu một mức lãi suất gọi là phí chuyển đổi ngoại tệ dao động từ 2 - 4% tùy vào quy định hiện hành của từng ngân hàng.
- Lãi suất rút tiền mặt:
Mỗi ngân hàng sẽ quy định mức lãi suất rút tiền mặt riêng biệt. Tuy ngân hàng, khoản lãi suất ngân hàng có thể dao động khoảng từ 3- 5% số tiền giao dịch.
- Mức phí rút tiền từ thẻ tín ở một số ngân hàng hiện nay:
- Hướng dẫn cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng từ cây ATM:
Để rút tiền mặt từ thẻ tín dụng từ cây ATM bạn cần thực hiện các bước sau đây:
+ Bước 1: Đẩy thẻ tín dụng vào khe đọc thẻ
+ Bước 2: Tiến hành nhập mã PIN (thẻ sẽ tự động bị khóa nếu bạn nhập sai quá 3 lần).
+ Bước 3: Chọn số tiền cần rút
+ Bước 4: Máy sẽ trả lại thẻ kèm số tiền bạn rút.
Như vậy, tùy loại ngân hàng mà mức phí rút tiền mặt từ thẻ ngân hàng sẽ ở mức phí khác nhau. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc lựa chọn ngân hàng có mức phí thấp hoặc miễn phí khi rút tiền từ thẻ tín dụng.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?