Thêm hạng chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý từ 20/10/2022? Văn bản nào quy định?
- Thêm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nào? Văn bản nào quy định điều đó?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
- Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được quy định ra sao?
- Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Trợ giúp viên pháp lý?
Thêm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nào? Văn bản nào quy định điều đó?
Ngày 05/9/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 05/2022/TT-BTP về mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý. Theo đó, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý được quy định như sau:
(1) Trợ giúp viên pháp lý hạng I - Mã số: V02.01.00
(2) Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
(3) Trợ giúp viên pháp lý hạng III - Mã số: V02.01.02
Như vậy, so với trước đây hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý chỉ gồm có Trợ giúp viên pháp lý hạng II và hạng III, thì nay Thông tư 05/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/10/2022 bổ sung thêm hạng chức danh viên chức Trợ giúp viên pháp lý hạng I.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BTP thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm:
- Có bằng cử nhân luật trở lên;
- Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư;
- Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý hoặc giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, trừ trường hợp trợ giúp viên pháp lý đã được bổ nhiệm theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 hoặc được miễn tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Trợ giúp viên pháp lý (Hình từ Internet)
Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được quy định ra sao?
Chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP:
- Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 (hệ số lương từ 6.20 đến hệ số lương 8.00);
- Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.1 (hệ số lương từ 4.40 đến hệ số lương 6.78);
- Chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2.34 đến hệ số lượng 4.98).
Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định nêu trên đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch theo quy định tại Thông tư 06/2010/TT-BNV ngày 26/7/2010, Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Nghị định 17/2013/NĐ-CP được thực hiện như sau:
- Trường hợp viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp có hệ số bậc lương bằng ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % (phần trăm) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Viên chức sau khi thay đổi chức danh nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư Thông tư 05/2022/TT-BTP được xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Trợ giúp viên pháp lý?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Trợ giúp viên pháp lý
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Trợ giúp viên pháp lý phải đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức Trợ giúp viên pháp lý không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Lục Trung Tài
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp viên pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?