Thềm lục địa là gì? Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam thì không được thực hiện những hoạt động nào?
- Thềm lục địa là gì?
- Tại đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có thềm lục địa không?
- Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào?
- Người nước ngoài có được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam không?
Thềm lục địa là gì?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 định nghĩa thềm lục địa như sau:
Thềm lục địa
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Như vậy theo quy định trên thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Thềm lục địa là gì? Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Tại đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có thềm lục địa không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo
1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.
Như vậy theo quy định trên tại đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có thềm lục địa.
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, thì không được thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
- Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép.
- Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác.
- Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo.
- Khoan, đào trái phép.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép
- Gây ô nhiễm môi trường biển.
- Cướp biển, cướp có vũ trang.
- Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Người nước ngoài có được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Như vậy theo quy định trên người nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thềm lục địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?