Thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tô sai mã đề thi hoặc số báo danh (SBD) thì có bị ảnh hưởng gì không?
Trách nhiệm của thí sinh về việc tô mã đề thi và SBD được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì trách nhiệm của thí sinh về việc tô mã đề thi và SBD được quy định như sau:
"Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh
4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
c) Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;
...
5. Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 4 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:
...
b) Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi"
Ngày 19/04/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 1523/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Trong đó, việc xử lý các lỗi xảy ra trong quá trình chấm bài thi quy định nhiều nội dung, cụ thể:
Tô sai mã đề thi hoặc số báo danh (SBD) thì có bị làm sao hay không?
Việc sửa lỗi bài thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được quy định như sau:
(a) Sửa lỗi liên quan đến số báo danh và mã đề thi, các môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp
- Một số lỗi phổ biến cần xử lý:
+ Số báo danh (SBD): không tô SBD, tô sai SBD, tô trùng SBD;
+ Mã đề: Không tô mã đề, tô sai mã đề, tô trùng mã đề;
+ Lỗi do quét bài dẫn đến Phiếu TLTN bị biến dạng khiến phần mềm không nhận dạng được SBD và mã đề thi;
+ Thông tin về dữ liệu môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp do Hội đồng thi cung cấp không chính xác với việc tô Phiếu TLTN của thí sinh (do thí sinh tô vào phần bài làm mình không ĐKDT hoặc do Hội đồng thi nhập sai thông tin ĐKDT của thí sinh trong dữ liệu chuyển đến Ban Chấm thi trắc nghiệm).
- Quy trình tiến hành sửa lỗi:
+ Lọc các bài thi có lỗi theo từng túi bài thi (lô);
+ Cán bộ xử lý sử dụng Phiếu thu bài thi để kiểm dò thông tin và sửa chữa sai sót (nếu có) theo từng túi bài thi (lô); Bắt buộc phải kiểm tra thông tin SBD, mã đề thi và môn thi/bài thi của tất cả các thí sinh;
+ Căn cứ vào phiếu thu bài thi để xử lý sửa lại những sai sót trong bài làm của thí sinh do phần mềm cảnh báo hoặc do Ban Chấm thi trắc nghiệm phát hiện (sai SBD, sai mã đề thi, sai môn thi đăng ký).
- Một số lưu ý khi tiến hành sửa lỗi:
+ Khi sửa lỗi về SBD và mã đề thi cán bộ xử lý cần đối chiếu giữa SBD, mã đề thi thí sinh viết bằng chữ và SBD, mã đề thi trên Phiếu thu bài thi để trả về SBD, mã đề thi chính xác cho thí sinh trên Phần mềm;
+ Khi sửa lỗi thông tin về môn thi thành phần của thí sinh cán bộ xử lý cần kiểm tra giữa Phiếu thu bài thi và dữ liệu ĐKDT do Hội đồng thi chuyển đến (đã nhập vào phần mềm). Tập hợp danh sách các bài thi cần điều chỉnh thông tin môn thi (trong trường hợp cần thiết, Ban Chấm thi trắc nghiệm đề nghị Hội đồng thi xác minh và làm rõ); Lập biên bản bất thường đề xuất điều chỉnh thông tin môn thi của các thí sinh; Dùng chức năng lùi tiến trình ở trên phần mềm về bước trước khi xuất đĩa CD0 để điều chỉnh thông tin môn thi của các thí sinh theo danh sách đã lập trong biên bản bất thường.
+ Sử dụng chức năng lọc trùng mã đề thi để phát hiện và xử lý các trường hợp trùng mã đề thi của từng lô chấm trước khi sửa lỗi phần bài làm.
Như vậy, nếu thí sinh không tô, tô sai hoặc tô trùng SBD, mã đề, thì cán bộ chấm thi sẽ có trách nhiệm xử lý việc sai sót này nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa nhất cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Tô sai mã đề thi hoặc số báo danh (SBD) thì có bị làm sao hay không?
Việc chấm điểm bài thi trắc nghiệm được quy định như thế nào?
Việc chấm điểm bài thi trắc nghiệm được quy định như sau:
Sau khi thực hiện 03 bước trên và nhận được đĩa CD đáp án từ Bộ GDĐT (Đĩa CD đáp án có chứa các tệp tin đã được mã hóa; mỗi tệp tin mã hóa là đáp án của tất cả các mã đề thi của bài thi đó), Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện các việc sau:
- Mở niêm phong và nạp dữ liệu từ đĩa CD chứa đáp án nhận từ Bộ GDĐT vào phần mềm, so sánh tên của từng bài thi trong tệp tin đáp án được nhập với từng bài thi được lựa chọn để bảo đảm chắc chắn trùng nhau. Nếu tên bài thi không trùng khớp, chọn lại đúng tệp tin đáp án với bài thi được lựa chọn; nếu tên bài thi trùng khớp, tiến hành lưu dữ liệu đáp án của bài thi đó vào phần mềm.
- Cần bảo đảm nhập đáp án cho tất cả các bài thi được khai báo trên hệ thống.
- Thực hiện chức năng trên phần mềm để chấm điểm cho tất cả các bài thi.
- Sau khi chấm xong, Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo (CD3) trên máy chủ và gửi đĩa CD3 theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Quy chế thi. Lưu ý: Đĩa CD3 có chứa bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm; Kiểm tra lại nội dung đĩa CD3 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm; Phần mềm sẽ khóa lại toàn bộ các chức năng về trước sau khi xuất đĩa CD3.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi tốt nghiệp THPT có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?