Thỏa thuận số tiền phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc có được không? Quy định đặt cọc trong giao dịch dân sự là gì?
Thỏa thuận số tiền phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc có được không? Quy định đặt cọc trong giao dịch dân sự là gì?
Căn cứ tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là một trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự.
Bên cạnh đó, Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thêm vào đó, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự có nội dung như sau:
Trường hợp các bên thỏa thuận số tiền phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS thì thỏa thuận này có được Tòa án chấp nhận không? (VKS Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trả lời: Theo Điều 328 BLDS năm 2015 thì các bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, nếu mức phạt cọc quá cao so với giá trị tài sản đặt cọc, vượt quá khả năng chi trả của người nhận đặt cọc thì cho dù trước đó các bên đã có thoả thuận, Tòa án vẫn có thể không chấp nhận.
Theo đó, biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đặt cọc trong giao dịch dân sự là thỏa thuận của các bên. Theo nguyên tắc tự do thỏa thuận thì các bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, nếu mức phạt cọc quá cao so với giá trị tài sản đặt cọc, vượt quá khả năng chi trả của người nhận đặt cọc thì cho dù trước đó các bên đã có thoả thuận, Tòa án vẫn có thể không chấp nhận để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thỏa thuận số tiền phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc có được không? Quy định đặt cọc trong giao dịch dân sự là gì?
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vô hiệu khi thuộc các trường trường giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 123 đến Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức…
Lưu ý:
- Trường hợp nếu hợp đồng đặt cọc có hợp đồng phụ thì sự vô hiệu của hợp đồng đặt cọc sẽ làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng đặt cọc (Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).
- Nếu các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng đặt cọc thì sự vô hiệu của hợp đồng phụ sẽ làm chấm dứt hợp đồng chính.
Các bên trong hợp đồng đặt cọc có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng đặt cọc như sau:
Bên đặt cọc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
(2a) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;
(3a) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
(4a) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại mục (2b);
(5a) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
Bên nhận đặt cọc có quyền và nghĩa vụ như sau:
(1b) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;
(2b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;
(3b) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;
(4b) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;
(5b) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền phạt cọc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?