Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao?
Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-NHNN có nêu rõ đối tượng, phạm vi áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam làm đầu mối tổ chức, thực hiện.
Đối tượng áp dụng
- Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước).
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng).
- Tổ chức tự nguyện tham gia hoạt động thông tin tín dụng (sau đây gọi chung là tổ chức tự nguyện).
- Khách hàng vay.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thông tin tín dụng.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 15/2023/TT-NHNN có nêu rõ như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực:
a) Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Thông tư số 27/2017/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28 tháng 01 năm 2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, Thông tư 15/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025
Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra sao?
Thông tin tín dụng phải cung cấp cho CIC gồm những thông tin nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Thông tin tín dụng cung cấp cho CIC
1. Tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:
a) Thông tin định danh về khách hàng vay;
b) Thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay);
c) Thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác (không bao gồm nhóm chi tiêu tại điểm d và điểm đ);
d) Thông tin về thẻ tín dụng;
đ) Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);
e) Thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng;
g) Thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng;
h) Thông tin ngoại bảng;
i) Báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.
2. Tổ chức tự nguyện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở hợp đồng trao đổi thông tin với CIC.
3. Việc cung cấp thông tin tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử theo Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng. Trường hợp một số nhóm hoặc toàn bộ các nhóm chỉ tiêu thông tin tín dụng không thể cung cấp được dưới dạng các tệp dữ liệu điện tử, tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện có thể cung cấp bằng văn bản trên cơ sở thống nhất với CIC
Theo đó, tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, bao gồm:
- Thông tin định danh về khách hàng vay;
- Thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay);
- Thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác (không bao gồm nhóm chi tiêu Thông tin về thẻ tín dụng; Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);
- Thông tin về thẻ tín dụng;
- Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);
- Thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng;
- Thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng;
- Thông tin ngoại bảng;
- Báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.
Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàn Nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng
1. Thu thập, cung cấp, trao đổi, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật nhà nước.
2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trao đổi, cung cấp thông tin tín dụng sai đối tượng hoặc cho bên thứ ba trái quy định của pháp luật.
4. Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, các hành vi trên bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thông tin tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?