Thông tư 79/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
Thông tư 79/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tài chính như thế nào?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 79/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tài chính.
Theo đó, quy định về thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tài chính sẽ được áp dụng cho 02 nhóm đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tập thể trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, ngành Tài chính;
- Cá nhân, tập thể khác có thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ, ngành Tài chính.
Ngoài ra, tại Điều 10 Thông tư 79/2023/TT-BTC có quy định về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng như sau:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính tổ chức phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua của toàn ngành Tài chính, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và chịu trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Tài chính.
- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến; là cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tham mưu đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành Tài chính;
Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính xem xét, trình Bộ trưởng xét tặng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị thuộc tuyến khen thưởng của Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cấp ủy Đảng cùng cấp, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tại đơn vị cụ thể hóa nội dung, chi tiêu, các biện pháp tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
Đề xuất khen thưởng và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; cho ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng khi được thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính yêu cầu.
- Cơ quan báo chí thuộc Bộ có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện gương người tốt, việc tốt, cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để phổ biến nêu gương, nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Cá nhân, tập thể được đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Thông tư 79/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Thi đua khen thưởng trong lĩnh vực tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Có những loại hình khen thưởng nào hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì hiện nay có những loại hình khen thưởng sau:
- Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
- Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.
- Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
- Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Hiện nay có bao nhiêu hình thức khen thưởng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 thì hiện nay có 7 hình thức khen thưởng như sau:
(1) Huân chương.
(2) Huy chương.
(3) Danh hiệu vinh dự nhà nước.
(4) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.
(5) Kỷ niệm chương.
(6) Bằng khen.
(7) Giấy khen.
Thông tư 79/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 15/02/2024
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi đua khen thưởng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?