Thủ tục cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP?
- Thủ tục cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP?
- Hồ sơ đăng ký, cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở gồm những gì?
- Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai trong việc cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở ra sao?
Thủ tục cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP?
Thủ tục cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở được thực hiện theo Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Sở TN&MT các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp);
Tường hợp có thay đổi nghĩa vụ tài chính thì phải nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thiện nghĩa vụ tài chính đối với sự thay đổi đó.
- Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký;
- Giấy phép xây dựng (nếu có);
- Thông báo cho phép chủ đầu tư nghiệm thu công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Danh sách các căn hộ, công trình xây dựng.
Bước 2:
Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở TN&MT có trách nhiệm kiểm tra các nội dung sau:
- Hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng không phải là nhà ở;
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án.
Bước 3:
Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, Sở TN&MT có trách nhiệm:
- Gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra;
Kèm theo thông báo là sơ đồ nhà, đất và công trình xây dựng không phải là nhà ở đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất và công trình xây dựng không phải là nhà ở cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
- Đăng công khai kết quả kiểm tra trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, của Sở TN&MT nơi có đất.
Thủ tục cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở theo Nghị định 10/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký, cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký, cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở bao gồm:
- 01 Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- 01 Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định của pháp luật;
- 01 Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng không phải là nhà ở.
Theo đó, hồ sơ nêu trên do chủ đầu tư dự án nhà ở lập thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký.
Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai trong việc cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 72 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở và trong các dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở
...
4. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
a) Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
b) Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
c) Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
d) Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 37 của Nghị định này;
đ) Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
e) Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong thủ tục cấp sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng QSDĐ, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở, văn phòng đăng ký đất đai có 06 trách nhiệm nêu trên.
Nghị định 10/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ đỏ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?