Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương theo Quyết định 2469 như thế nào?
- Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương theo Quyết định 2469 như thế nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cấp trung ương bao lâu?
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cấp trung ương ra sao?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương theo Quyết định 2469 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II.1 Phụ Lục II kèm theo Quyết định 2469/QĐ-BKHĐT quy định trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 4 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP nộp 08 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 2: Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Đối với dự án đầu tư có đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thủ tục lấy ý kiến thực hiện như sau:
+ Đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang các mục đích khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về sự phù hợp của dự án với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ còn lại đến thời điểm đề xuất dự án; hiện trạng sử dụng đất (các loại đất, đối tượng sử dụng đất); dự kiến sơ bộ phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); việc tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp nhà đầu tư đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
+ Đối với dự án có đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã được lập và thẩm định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích rừng sang mục đích khác (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Bước 3: Cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 4: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 hoặc khoản 8 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đầu tư đồng thời thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên và có đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đề xuất giao một bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
- Bước 5: Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư sau khi nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(2) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương theo Quyết định 2469 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cấp trung ương bao lâu?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II.1 Phụ Lục II kèm theo Quyết định 2469/QĐ-BKHĐT quy định về thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại mục c, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cấp trung ương ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II.1 Phụ Lục II kèm theo Quyết định 2469/QĐ-BKHĐT quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ tại cấp trung ương như sau:
II.1. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
1. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
...
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục là dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chấp thuận chủ trương đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?
- Ngày 10/11 là ngày gì đối với doanh nghiệp Việt Nam? Nhân viên có được nghỉ làm hưởng lương ngày 10/11 không?
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường trả tiền bảo hiểm trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hải thượng Lãn Ông áp dụng từ 14 12 theo Thông tư 24/2024 bao gồm những gì?