Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát mới nhất năm 2023 ra sao?
- Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát được thực hiện trong trường hợp nào?
- Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát gồm những gì?
- Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát ra sao?
Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tại khoản 5.1 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 có xác định 02 trường hợp thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) do thương tật tái phát như sau:
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, khi thương tật tái phát đã điều trị ổn định.
- NLĐ bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật.
Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát mới nhất năm 2023 ra sao?
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát gồm những gì?
Căn cứ khoản 5.1 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát bao gồm:
- Bản chính Sổ BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ đã được giám định y khoa nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
(áp dụng trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH)
- Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp TNLĐ:
+ Biên bản điều tra TNLĐ;
+ Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường hoặc bản sao Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.
- Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ trước ngày 01/01/2007 đã được trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nay đề nghị trang cấp tiếp:
+ Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp;
+ Vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).
- Biên bản giám định mức suy giảm lần khả năng lao động trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
- Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.
- Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát ra sao?
Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động do thương tật tái phát được thực hiện theo quy định tại khoản 5.1 tiểu mục 5 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021.
Cụ thể như sau:
(1) Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
NLĐ lập hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp TNLĐ một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả
NLĐ nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH
(2) Cách thức thực hiện
Giai đoạn: Nộp hồ sơ:
NLĐ nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
- Qua giao dịch điện tử:
Cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I- VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.
- Qua Bưu chính.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Giai đoạn: Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận:
- Hồ sơ giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử)
- Tiền trợ cấp: Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua bưu chính hoặc thông qua tài khoản cá nhân.
Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại Dịch vụ công “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
(3) Thời hạn giải quyết
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
(4) Kết quả giải quyết
- Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng hoặc một lần do vết thương tái phát và Quyết định về việc cấp tiền mua PTTGSH, dụng cụ chỉnh hình (nếu có);
- Bản quá trình đóng BHXH;
- Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng;
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?