Thủ tục miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ ra sao? Việc miễn nhận được quy định thế nào?
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ gồm những ai? Việc miễn nhiệm được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Theo đó, các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ bao gồm:
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
- Trung đội trưởng;
- Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
- Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Theo khoản 2 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
...
2. Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại;
b) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
Như vậy, việc miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được thực hiện trong trường hợp thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại.
Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
Thủ tục miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ ra sao? Việc miễn nhận được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo tiểu mục a Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020, việc miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Khi có thay đổi liên quan đến tổ chức, nhân sự thì cấp đề nghị thành lập đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có văn bản trình cấp có thẩm quyền miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo quy định.
- Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; trường hợp không hợp lệ phải hướng dẫn bằng văn bản để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cấp có thẩm quyền miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ phải ra quyết định miễn nhiệm.
- Bước 4. Công bố quyết định: Người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ công bố hoặc giao cho cơ quan chức năng tổ chức công bố quyết định.
Thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ ra sao?
Căn cứ Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020, hồ sơ miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ gồm gồm 01 Tờ trình đề nghị miễn nhiệm.
Trong đó, kèm theo:
- Danh sách đề nghị miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ;
- Hoặc danh sách đề nghị miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Về thời hạn giải quyết, tiểu mục d Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2910/QĐ-BQP năm 2020 xác định như sau:
15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định. Cụ thể:
- 10 ngày làm việc đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không hợp lệ phải hướng dẫn bằng văn bản để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- 05 ngày làm việc đối với cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dân quân tự vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?