Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí như thế nào? Hồ sơ đề nghị bao gồm những gì?

Tôi muốn hỏi thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí như thế nào? - câu hỏi của anh Lâm (Bắc Giang).

Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt, trên cơ sở kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí do nhà thầu trình lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí.

Bước 2: Thẩm định kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí

- Việc thẩm định kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.

- Trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu, ngoài việc thẩm định kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí bằng hình thức hội đồng thẩm định, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về việc sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

- Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí.

Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra được lấy từ nguồn chi phí quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí quy định tại điểm c khoản 4 Điều 64 Luật Dầu khí 2022.

Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu. Thời gian thẩm tra không quá 90 ngày.

Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn, nếu có yêu cầu), hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí.

Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí như thế nào? Hồ sơ đề nghị bao gồm những gì?

Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí như thế nào? Hồ sơ đề nghị bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí bao gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí;

- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);

- Kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí gồm các nội dung chính:

+ Kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất mỏ;

+ Số liệu và các phân tích thành phần, tính chất chất lưu và vỉa chứa, các nghiên cứu về mô hình mô phỏng mỏ, công nghệ mỏ và thiết kế khai thác, dự báo về sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;

+ Các thông tin về công nghệ khai thác và các nghiên cứu khả thi;

+ Công nghệ khoan và hoàn thiện giếng;

+ Mô tả hệ thống công trình và thiết bị khai thác được sử dụng;

+ Báo cáo thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể;

+ Các kế hoạch về bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn, xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm và thu dọn công trình dầu khí;

+ Tính toán tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của dự án khai thác sớm mỏ dầu khí;

+ Đánh giá mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá dầu thô và tài chính của dự án;

+ Tiến độ thực hiện;

+ Ước tính chi phí thu dọn công trình dầu khí;

+ Thỏa thuận khung bán khí đối với dự án khai thác khí;

+ Đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, ngoài những nội trên phải có các nội dung chính sau đây theo quy định của pháp luật về xây dựng:

++ Thông tin hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thu hồi đất, nhu cầu sử dụng đất; địa điểm xây dựng;

++ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình;

++ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng; đánh giá tác động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của dự án;

+ Kết luận và kiến nghị.

- Bản tóm tắt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí;

- Thỏa thuận hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí giữa các bên liên quan (nếu có) trên cơ sở thỏa thuận nguyên tắc hợp nhất phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 48 Nghị định 45/2023/NĐ-CP

- Thỏa thuận phát triển chung mỏ dầu khí (nếu có) trên cơ sở thỏa thuận nguyên tắc phát triển chung mỏ dầu khí đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 48 Nghị định 45/2023/NĐ-CP

- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

Nhà thầu đề xuất kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định nhà thầu đề xuất kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí trong các trường hợp:

- Các thông tin hiện có không cho phép xác định phương án khai thác hợp lý theo thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế mà cần phải thu thập bổ sung số liệu trên cơ sở theo dõi động thái khai thác thực tế của mỏ, tầng sản phẩm và vỉa;

- Tỷ lệ cấp tài nguyên (dầu khí tại chỗ) P1/2P không thấp hơn 40%; nếu tỷ lệ này thấp hơn 40% thì phải được Bộ Công Thương chấp thuận.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động dầu khí

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Hoạt động dầu khí
Kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động dầu khí có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động dầu khí Kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức tiến hành hoạt động dầu khí có phải thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả không?
Pháp luật
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí có phải được cập nhật khi thay đổi lớn về công nghệ vận hành không?
Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí cần phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm nội dung nào?
Pháp luật
Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
Pháp luật
Hệ thống quản lý về an toàn trong hoạt động dầu khí xây dựng vào thời điểm nào? Tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?
Pháp luật
Thu hồi chi phí trong hoạt động dầu khí là gì? Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có được đề xuất thu hồi chi phí không?
Pháp luật
Dầu đá phiến hoặc dầu sét là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí khai thác dầu đá phiến không?
Pháp luật
Dự án dầu khí là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí nào theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không?
Pháp luật
Tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào