Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất 2023? Thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý là khi nào?
Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất 2023 được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Tại Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023 có hướng dẫn về trình tự thực hiện thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp hồ sơ yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể:
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố, Chi nhánh của Trung tâm;
- Hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý:
+ Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp;
+ Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan.
- Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc), sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc):
Cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
- Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý:
+ 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý.
10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý trong trường hợp tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng.
+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện.
Bước 3: Kết quả
- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản trong các trường hợp sau:
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định;
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;
+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;
+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.
Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý mới nhất 2023? Thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý là khi nào?
Hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý gồm những gì?
Căn cứ Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023, hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý bao gồm:
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo Điều 33 Thông tư 08/2017/TT-BTP được bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2022/TT-BTP và bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP.
Thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý là bao lâu?
Căn cứ nội dung tại Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023, thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được xác định là ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Cần lưu ý những gì khi thực hiện nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý?
Theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023, việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý có thể thực hiện thông qua 03 cách thức:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử.
Theo đó, khi thực hiện nộp hồ sơ, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý:
+ Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
+ Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính:
+ Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
- Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?