Thực hiện kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại vào khoảng thời gian nào trong ngày?
Ai có thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ra Quyết định và gửi Quyết định kê biên tài sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xác minh thông tin về tài sản của pháp nhân thương mại, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định kê biên tài sản.
2. Quyết định kê biên tài sản bao gồm những nội dung cơ bản sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị của người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản; số tiền, tài sản cần kê biên; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
3. Việc gửi, thông báo Quyết định kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra Quyết định kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại.
Trong biên bản kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại phải có những thông tin gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Biên bản kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên; mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Đại diện cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Như vậy theo quy định trên trong biên bản kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại phải có những thông tin sau:
- Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên.
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị kê biên tài sản, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
- Người chứng kiến,
- Đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên.
- Mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
Thực hiện kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại vào khoảng thời gian nào trong ngày? (Hình từ Internet)
Phải thực hiện kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại vào khoảng thời gian nào trong ngày?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức thi hành kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
2. Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên, đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên và người chứng kiến. Trường hợp được triệu tập, thông báo hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có tài sản kê biên vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản và lập biên bản về việc vắng mặt, có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi có tài sản bị kê biên, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại.
4. Chỉ được kê biên tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế tương ứng với số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
5. Chỉ kê biên những tài sản của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế đồng sở hữu với người khác nếu không đủ để thi hành Quyết định kê biên tài sản. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Như vậy theo quy định trên phải thực hiện kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại vào ban ngày từ 08 giờ đến 17 giờ, trừ các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kê biên tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?