Thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới giai đoạn 2023-2025 như thế nào?
- Giai đoạn 2023 - 2025, có mấy nhiệm vụ triển khai kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?
- Giai đoạn 2023-2028, nhiệm vụ nào được triển khai trong kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?
- 8 nhiệm vụ nào được đặt ra trong kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?
Ngày 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Giai đoạn 2023 - 2025, có mấy nhiệm vụ triển khai kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?
Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 nhấn mạnh mục tiêu:
- Nhằm quán triệt, nắm vững, thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan có liên quan và địa phương đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm
Do đó, Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ triển khai vào giai đoạn 2023 - 2025 yêu cầu:
+ Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp Các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố để hoàn thiện cơ chế, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
+ Bộ Nội vụ phối hợp các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp tham mưu Chính phủ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương tới địa phương.
+ Bộ Y tế phối hợp Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố: Tổng kết việc thi hành Luật An toàn thực phẩm; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm.
+ Bộ Công Thương phối hợp các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố đề xuất và xây dựng các biện pháp phù hợp và kiên quyết để phòng, chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng nhái đang lưu thông trên thị trường.
+ Bộ Nội vụ phối hợp các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố xây dựng và đề xuất chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
Thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới giai đoạn 2023-2025 như thế nào? (Hình internet)
Giai đoạn 2023-2028, nhiệm vụ nào được triển khai trong kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?
Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 nhấn mạnh giai đoạn 2023 - 2028, yêu cầu các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.
- Đồng thời, vào quý 1, 2 năm 2023, các bộ, ngành, các cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 của Ban Bí thư và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 của Chính phủ.
8 nhiệm vụ nào được đặt ra trong kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới?
Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, với 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Một là , Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.
- Hai là, Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm...
- Ba là, Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội bảo vệ người tiêu dùng và các đoàn thể chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về an ninh, an toàn thực phẩm...
- Bốn là Sớm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác an ninh, an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương tới địa phương...
- Năm là, Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên chế cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng...
- Sáu là, Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các nước láng giềng trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm....
- Bảy là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; ngăn chặn và xử lý nghiêm các ,...cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phấm...
- Tám là, Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.
Xem chi tiết các nhiệm vụ tại Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?