Thưởng Tết 2024 có phải nộp thuế TNCN không? 4 khoản tiền thưởng không nộp thuế thu nhập cá nhân?
Thưởng Tết 2024 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? Nếu có thì tính thuế TNCN đối với tiền thưởng Tết 2024 thế nào?
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 và điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ những khoản tiền thưởng không chịu thuế theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Điều này có nghĩa là tiền thưởng Tết vẫn phải nộp thuế TNCN nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.
Về cách tính thuế TNCN đối với tiền thưởng Tết 2024 như sau:
Việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đối với cá nhân cư trú ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
Căn cứ tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập từ tiền lương, tiền công mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện;
- Giảm trừ gia cảnh:
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo:
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
- Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
- Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân:
Biểu thuế bậc thu nhập được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Trường hợp 2: Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Tức là cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả |
Xem thêm:
Thưởng Tết 2024 có phải nộp thuế TNCN không? 4 khoản tiền thưởng không nộp thuế thu nhập cá nhân?
Lương tháng 13, thưởng Tết 2024 có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) nêu rõ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
...
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Như vậy, đối với tiền thưởng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 (thưởng Tết) là tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
4 khoản tiền thưởng không nộp thuế TNCN là những khoản thưởng nào?
Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản tiền thưởng dưới đây không phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
(1) Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua như: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sỹ tiên tiến, Lao động tiên tiến.
- Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
- Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định Luật Thi đua, khen thưởng.
- Tiền thưởng kèm theo Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước.
- Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
- Tiền thưởng kèm theo Giấy khen, Bằng khen.
Lưu ý: Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định Luật Thi đua, khen thưởng.
(2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
(3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
(4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thưởng tết có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?