Tích hợp ví điện tử lên mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử? Dịch vụ cư trú, thương mại điện tử sẽ được cung cấp trên ứng dụng VNEID như thế nào?
Tích hợp ví điện tử lên mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030 như sau:
- Giai đoạn năm 2022 - 2023:
+ Nghiên cứu quy định của pháp luật đảm bảo pháp lý để triển khai thực hiện ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử vào công tác chuyển đổi số góp phần xây dựng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu, triển khai thí điểm việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác.
+ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống định danh và xác thực điện tử; nghiên cứu mở rộng việc ứng dụng hệ thống trong các giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
+ Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử.
+ Triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử...) và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác.
+ Phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động Công dân số từ VNEID trên cơ sở mở rộng tích hợp các thông tin, dịch vụ như y tế, bảo hiểm, giấy phép lái xe, ngân hàng, thanh toán điện tử, ứng cứu khẩn cấp, phản ánh hiện trường, tố giác tội phạm...
- Giai đoạn 2024 - 2025: Hoàn thiện hệ sinh thái các ứng dụng số, tiện ích cung cấp cho các bộ, ngành, địa phương, tổ chức doanh nghiệp bảo đảm dữ liệu dân cư được xác thực thông qua việc định danh và xác thực thông tin dân cư mức độ định danh có đảm bảo yếu tố sinh trắc học khi thực hiện các giao dịch phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục duy trì vận hành hệ thống định danh và xác thực điện tử; mô hình định danh xác thực điện tử bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với chuỗi giá trị ký số điện tử, hợp đồng điện tử, định danh điện tử tạo nên nền tảng chính phủ số với giá trị mới được tạo ra phục vụ công dân số.
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023 sẽ tiến hành tích họp các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh điện tử và xác thực điện tử như ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khóan, điện nước lên mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử và ứng dụng VNEID.
Tích hợp ví điện tử lên mã QR của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử? Dịch vụ cư trú, thương mại điện tử sẽ được cung cấp trên ứng dụng VNEID như thế nào?
Cung cấp dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử trên ứng dụng VNEID?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nhóm tiện ích phục vụ công dân số trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030 như sau:
- Năm 2022:
+ Bảo đảm cho hoạt động tạo lập định danh điện tử đối với công dân đã được thu thập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện giải quyết 100% yêu cầu từ công dân về tạo lập danh tính điện tử cho công dân. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ và đăng ký, sử dụng định danh điện tử trong các giao dịch hành chính, chứng minh nhân thân, dịch vụ công.
+ Bảo đảm xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNEID hoặc qua thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe... từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật.
+ Cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNEID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác.
- Giai đoạn 2023 - 2025:
+ Phấn đấu đạt trên 40 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNEID và xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử, nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ của công dân trong các giao dịch điện tử.
+ Đảm bảo 100% các giao dịch của Công dân số được định danh, ký số, xác thực, các hợp đồng điện tử được định danh, ký số.
- Giai đoạn 2025 - 2030:
+ Phấn đấu đạt trên 60 triệu tài khoản người dùng trên ứng dụng VNEID và xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử, nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ của công dân trong các giao dịch điện tử.
Có phải tất cả công dân trong độ tuổi sẽ được cấp số định danh cá nhân và thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cụ thể về hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư như sau:
- Năm 2022: Bảo đảm 100% dữ liệu công dân được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được cấp số định danh cá nhân và được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong độ tuổi.
Triển khai hiệu quả việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo Quyết định số 1911/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ góp phần làm giàu dữ liệu dân cư, trong đó:
+ Tạo nền tảng để các lĩnh vực gần, sát với công dân sử dụng được nền tảng dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các thủ tục trong khi chưa có hạ tầng nhu lĩnh vực tư pháp, lao động thương binh xã hội...
+ Tập trung hoàn thành kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã có để “làm sạch” đảm bảo giải quyết các thủ tục phục vụ công dân chính xác và thuận lợi.
+ Đối với bộ, ngành đang triển khai, xây dựng cơ sở dữ liệu cần trao đổi, thống nhất với Bộ Công an trong việc triển khai, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để triển khai đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Năm 2023 và các năm tiếp theo: Bảo đảm tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm thông suốt, hoạt động hiệu quả.
Như vậy, mục tiêu trong năm 2022 là 100% công dân sẽ được cấp số định danh cá nhân và được cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong độ tuổi.
Vào năm 2023 và những năm tiếp theo sẽ tiến hành tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương sao cho thông suốt và hiệu quả.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Căn cước công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?