Từ năm 2022 - 2023, Tiếng Anh và Tin học là 02 môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 phải không?
- Tiếng Anh và Tin học có phải là 02 môn học bắt buộc trong hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Việc bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học đối với học sinh từ lớp 3 được thực hiện ra sao?
- Việc tổ chức thực hiện đối với việc dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học đối với học sinh từ lớp 3 được triển khai ra sao?
Tiếng Anh và Tin học có phải là 02 môn học bắt buộc trong hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu chương trình GDPT được đề cập như sau:
- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Theo đó, Mục IV Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học đề cập tới môn Tin học và môn Ngoại ngữ là 02 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3.
Ngoài ra, theo Công văn 816/BGDĐT-GDTH năm 2022, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (Chương trình GDPT 2018), môn Tiếng Anh và môn Tin học sẽ là môn học bắt buộc được tổ chức dạy học từ lớp 3 năm học 2022 - 2023.
Từ năm 2022 - 2023, Tiếng Anh và Tin học là 02 môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3 phải không?
Việc bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học đối với học sinh từ lớp 3 được thực hiện ra sao?
Theo Mục I Công văn 816/BGDĐT-GDTH năm 2022 thì việc bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học theo Chương trình GDPT 2018 được thực hiện như sau:
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức mạng lưới trường học, các điểm trường, | lớp học cấp tiểu học phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học theo hướng dẫn của Bộ GDDT để thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019; có phương án kịp thời đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT đáp ứng các điều kiện để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học theo lộ trình quy định.
Về đội ngũ giáo viên
Tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp tuyển dụng, kí hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng theo hướng dẫn tại Công văn số 371/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 26/01/2021 của Bộ GDĐT về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học dạy Tiểu học bắt đầu từ năm học 2022 – 2023 bảo đảm đủ giáo viên để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học theo lộ trình quy định.
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo nội dung, chương trình, kế hoạch đã được Bộ GDĐT ban hành, bảo đảm giáo viên được bồi dưỡng về chương trình môn học, tập huấn sử dụng sách giáo khoa (SGK) trước khi được phân công giảng dạy.
Về sách giáo khoa, tài liệu dạy học
Tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện việc lựa chọn, cung ứng, tập huấn sử dụng SGK theo hướng dẫn của Bộ GDĐT' trong đó cần đặc biệt quan tâm ý kiến từ các tổ chuyên môn trong quá trình lựa chọn SGK; tổ chức cung ứng SGK bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, đúng tiến độ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu SGK; phối hợp với các Nhà xuất bản có SGK được lựa chọn tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK trong quá trình tổ chức dạy học.
Việc tổ chức thực hiện đối với việc dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học đối với học sinh từ lớp 3 được triển khai ra sao?
Theo Mục I Công văn 816/BGDĐT-GDTH năm 2022 thì việc tổ chức thực hiện được triển khai như sau:
Đối với Sở GDĐT
Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình môn Tiếng Anh, môn Tin học từ năm học 2022 2023 bảo đảm 100% học sinh trên địa bàn được học các môn Tiếng Anh, môn Tin học theo quy định Chương trình GDPT 2018.
Tổ chức khai thác, sử dụng, xây dựng bổ sung kho bài giảng dùng chung cho các môn học, đặc biệt là môn Tiếng Anh, môn Tin học để hỗ trợ giáo viên, nhà trường thực hiện các phương án tổ chức dạy học linh hoạt, hiệu quả bảo đảm chất lượng dạy học theo yêu cầu cần đạt của chương trình và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Đối với Phòng GDĐT
Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học tại các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học trên địa bàn; kịp thời phát hiện khó khăn để có các giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện.
Tham mưu UBND cấp huyện có phương án kịp thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục Tiểu học có nhiều điểm trường (phòng học có thiết bị nghe, nhìn, thiết bị kết nối internet); xây dựng mô hình dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến (học tập trực tiếp qua lớp học ảo, một giáo viên tại một thời điểm có thể dạy cho nhiều hơn một lớp học ở những vị trí địa lý khác nhau); tập huấn, hướng dẫn giáo viên để thực hiện phương án dạy học linh hoạt tại các trường, điểm trường không thể bố trí giáo viên dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học. Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn theo hình thức liên trường, liên cấp học đối với các tiết học thực hành bảo đảm thuận lợi, khả thi, an toàn trong tổ chức hoạt động dạy học; xây dựng ngân hàng máy tính, thiết bị dạy học dùng chung để bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học tại các trường, điểm trường theo quy định.
Tham mưu UBND cấp huyện thực hiện tuyển dụng, hợp đồng, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên theo nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Tiếng Anh, môn Tin học
cấp Tiểu học; xây dựng phương án bố trí giáo viên linh hoạt, hợp lý, hiệu quả bảo đảm tổ chức dạy học được môn Tiếng Anh, môn Tin học theo quy định ở tất cả các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học trên địa bàn; thực hiện điều động giáo viên dạy liên trường trong cùng cấp học, biệt phái. điều động giáo viên môn Tiếng Anh, môn Tin học cấp trung học cơ sở theo thẩm quyền quản lý tham gia giảng dạy tại các trường Tiểu học (sau khi đã được tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, chương trình, SGK môn Tiếng Anh, môn Tin học cấp Tiểu học); thực hiện quản lý, đánh giá giáo viên, có phương án hỗ trợ cho giáo viên được điều động, biệt phái dạy liên trường, liên cấp học phù hợp với thực tế của địa phương và bảo đảm đúng quy định.
Đối với cơ sở giáo dục thực hiện chương trình Tiểu học
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể tại cơ sở giáo dục theo văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT bảo đảm 100% học sinh được học môn Tiếng Anh, môn Tin học theo quy định của Chương trình GDPT 2018.
Đối với các cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên, cần xây dựng kế hoạch thực hiện môn học linh hoạt, phù hợp, sắp xếp thời khóa biểu khoa học để thực hiện phương án giáo viên dạy liên trường, dạy tại nhiều điểm trường; xây dựng phương án dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến khi đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị, đường truyền và có giáo viên trợ giảng, phụ trách lớp học tại các điểm cầu; tham mưu các cấp quản lý thực hiện phương án phối hợp với các tổ chức, cá nhân có chức năng, năng lực cung cấp dịch vụ để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh, môn Tin học bảo đảm thực hiện chương trình môn học.
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình cấp Tiểu học triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc, đề nghị các Sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (Vụ Giáo dục Tiểu học) để kịp thời giải quyết.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?