Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như thế nào? Hệ số lương là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH, Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được bổ nhiệm khi có các tiêu chuẩn bổ nhiệm sau:
(1) Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
- Khách quan, thận trọng, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao;
- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp;
- Tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của viên chức theo quy định tại Luật Viên chức và các quy định khác của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với phạm vi thực hiện kiểm định;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
(3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Có năng lực chủ trì tổ chức, triển khai các hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm định;
- Có năng lực tổ chức phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
- Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực kiểm định;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như thế nào? Hệ số lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hệ số lương Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78);
b) Chức danh nghề nghiệp Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);
c) Chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Hệ số lương của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động được xác định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
- Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 nhóm 1;
- Từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động có công việc chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH, Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động có các nhiệm vụ công việc sau:
- Chủ trì tổng kết, đánh giá về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc phần việc được giao. Đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong quy trình kiểm định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu để huấn luyện cho người quản lý; tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công;
- Chủ trì hoặc tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn thuộc lĩnh vực được phân công;
- Thực hiện nhiệm vụ giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn lao động do các đối tượng kiểm định gây ra khi có yêu cầu;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền được giao;
- Tổ chức và trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định. Đánh giá quá trình thực hiện kiểm định, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn;
- Tham gia xây dựng, biên soạn, góp ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, xây dựng các phương án, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 13/02/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?