Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ được quy định như thế nào? Cán bộ có kết quả khám sức khỏe loại C có được tiếp tục công tác không?

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ được quy định như thế nào? Cán bộ có kết quả khám sức khỏe loại C có được tiếp tục công tác không? - Câu hỏi của anh Trịnh (Huế)

Tiêu chuẩn phân loại tiêu chuẩn sức khỏe cán bộ được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Mục II Quy định kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 về việc phân loại tiêu chuẩn sức khỏe cán bộ như sau:

- Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60.

- Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70.

- Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80.

- Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.

- Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ được quy định như thế nào? Cán bộ có kết quả khám sức khỏe loại C có được tiếp tục công tác không?

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ được quy định như thế nào? Cán bộ có kết quả khám sức khỏe loại C có được tiếp tục công tác không? (Hình từ Internet)

Cán bộ có kết quả khám sức khỏe loại C có được tiếp tục công tác không?

Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục III Quy định kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT về việc định kỳ khám sức khỏe của cán bộ như sau:

1. Phân loại sức khỏe: 5 loại như phần II.
Theo phụ lục Hướng dẫn về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ (Phụ lục đính kèm).
2. Nếu là lần đầu tiên đưa vào diện quản lý sức khỏe (QLSK) phải được kiểm tra sức khỏe để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện các bệnh nếu có xếp loại sức khỏe và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe theo mẫu để theo dõi, QLSK lâu dài.
3. Mỗi năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe (02 lần/năm đối với cán bộ cấp cao, hoặc ít nhất 01 lần/năm tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương), đánh giá và xếp loại đúng với thực trạng sức khỏe và tình hình bệnh tật nếu có và kiểm tra sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ nhân sự quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và nhân sự cho các kỳ của Đại hội đại biểu các cấp của Đảng.
4. Phân loại, đánh giá và đề xuất xếp loại sức khỏe được thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với cán bộ thuộc diện quản lý.
5. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo quy định hiện hành.
6. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện quản lý theo quy định hiện hành.

Theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Quy định kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020 về việc phân loại khám sức khỏe như sau:

...
4. Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.

Như vậy, trường hợp cán bộ có kết quả khám sức khỏe loại C tại thời điểm khám sức khỏe định kỳ mà mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.

Bộ Y tế hướng dẫn phân loại sức khỏe như thế nào?

Theo quy định tại Mục III Quy định kèm theo Quyết định 1266/QĐ-BYT năm 2020, Bộ Y tế hướng dẫn phân loại sức khỏe cán bộ như sau:

(1) Phân loại sức khỏe theo 5 loại tại phụ lục Hướng dẫn về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ:

Xem toàn bộ hướng dẫn về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ tại đây: tải

(2) Nếu là lần đầu tiên đưa vào diện quản lý sức khỏe (QLSK) phải được kiểm tra sức khỏe để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện các bệnh nếu có xếp loại sức khỏe và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe theo mẫu để theo dõi, QLSK lâu dài.

(3) Mỗi năm cán bộ được kiểm tra sức khỏe (02 lần/năm đối với cán bộ cấp cao, hoặc ít nhất 01 lần/năm tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương), đánh giá và xếp loại đúng với thực trạng sức khỏe và tình hình bệnh tật nếu có và kiểm tra sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ nhân sự quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ và nhân sự cho các kỳ của Đại hội đại biểu các cấp của Đảng.

(4) Phân loại, đánh giá và đề xuất xếp loại sức khỏe được thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thông qua Hội đồng chuyên môn thuộc Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với cán bộ thuộc diện quản lý.

(5) Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo quy định hiện hành.

(6) Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an dựa vào đề xuất của Hội đồng chuyên môn để kết luận phân loại sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, quy hoạch cán bộ thuộc diện quản lý theo quy định hiện hành.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

Cán bộ
Phân loại sức khỏe cán bộ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ Phân loại sức khỏe cán bộ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức được cử đi học tập trung thì có được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tiền thuê phòng không?
Pháp luật
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, đảng viên thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín theo Quy định 144-QĐ/TW?
Pháp luật
Yêu cầu khẩn trương trình Nghị định mới về khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm của Chính phủ?
Pháp luật
Nghị định 07/2024/NĐ-CP quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của Thành phố Hồ Chí Minh?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào