Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm thế nào? - Câu hỏi của chị T (Lâm Đồng)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với miêu tả sản phẩm nhân sâm như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 TCVN 11936:2017 quy định về miêu tả sản phẩm nhân sâm như sau:

(1) Định nghĩa sản phẩm

Sản phẩm nhân sâm là sản phẩm:

- Được chế biến từ tất cả các phần của củ nhân sâm tươi và nguyên vẹn, có nguồn gốc từ loài Panax ginseng C.A.Meyer hoặc P. quinquefolius L., được trồng với mục đích thương mại và sử dụng làm thực phẩm.

- Được đóng gói nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm.

- Được xử lý bằng các phương pháp thích hợp như: sấy khô, hấp, cắt, nghiền bột, chiết và cô đặc như nêu trong 2.2 Mục 2 TCVN 11936:2017.

(2) Các dạng sản phẩm nhân sâm

Trong tiêu chuẩn này quy định các dạng sản phẩm nhân sâm như sau:

- Nhân sâm sấy khô

Nhân sâm sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017 được làm khô thích hợp dưới ánh nắng mặt trời, khí nóng hoặc các phương pháp làm khô khác. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.

- Nhân sâm hấp sấy khô

Nhân sâm hấp sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017 được chế biến bằng phương pháp hấp và sau đó sấy khô nêu trong 2.2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.

- Cao nhân sâm

Cao nhân sâm được sản xuất từ các thành phần hòa tan của củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017 hoặc nhân sâm sấy khô nêu trong 2.2.1 Mục 2 TCVN 11936:2017, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.

- Cao nhân sâm hấp

Cao nhân sâm hấp được sản xuất từ các thành phần hòa tan của nhân sâm hấp sấy khô như nêu trong 2.2.2 Mục 2 TCVN 11936:2017, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.

(3) Các dạng sản phẩm khác

Các sản phẩm khác được công nhận với điều kiện là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm thê nào?

Tiêu chuẩn chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm thê nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm nhân sâm như sau:

(1) Thành phần

- Thành phần cơ bản

Củ nhân sâm được định nghĩa trong điểm a) của 2.1 TCVN 11936:2017.

(2) Chỉ tiêu chất lượng

- Hương, màu và nhóm ginsenoside

Sản phẩm nhân sâm phải có hương, màu sắc, vị và nhóm ginsenoside2) đặc trưng của loài nhân sâm cụ thể và không chứa tạp chất.

- Đặc tính vật lý và hóa học

+ Nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô

++ Độ ẩm: không lớn hơn 14,0 % (dạng bột: không lớn hơn 9,0 %).

++ Tro: không lớn hơn 6,0 %.

++ Chất chiết bằng n-butanol đã bão hòa nước: không nhỏ hơn 20 mg/g 3).

++ Gensenoside Rb1: định tính.

Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần phát hiện định tính ginsenoside Rf.

+ Cao nhân sâm và cao nhân sâm hấp

++ Cao nhân sâm (dạng lỏng)

+++ Chất rắn: không nhỏ hơn 60,0 %.

+++ Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.

+++ Chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 40 mg/g 3).

+++ Gensenoside Rb1: định tính.

Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được sản xuất từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.

++ Cao nhân sâm (dạng bột)

+++ Độ ẩm: không lớn hơn 8,0 %.

+++ Chất rắn không tan trong nước: không lớn hơn 3,0 %.

+++ Các chất chiết bằng n-butanol bão hòa nước: không nhỏ hơn 60 mg/g 3).

+++ Gensenoside Rb1: định tính.

Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được chế biến từ P. ginseng C.A. Meyer, cần định tính ginsenoside Rf.

(3) Định nghĩa khuyết tật

Các khuyết tật sau được áp dụng với nhân sâm sấy khô và nhân sâm hấp sấy khô.

- Nhân sâm bị hư hỏng do côn trùng: nhân sâm bị hư hỏng do côn trùng hoặc chứa xác côn trùng.

- Nhân sâm mốc: nhân sâm bị hư hỏng do tác động của nấm mốc.

(4) Phân loại khuyết tật

Bao gói được coi là “khuyết tật” khi không đáp ứng một hoặc một số các yêu cầu về chất lượng quy định nêu trong 3.2 và 3.3 TCVN 11936:2017.

(5) Chấp nhận lô hàng

Lô hàng được coi là đáp ứng yêu cầu chất lượng nêu trong 3.2 TCVN 11936:2017 và 3.3 TCVN 11936:2017, khi số “khuyết tật” như định nghĩa trong 3.4 TCVN 11936:2017 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL 6,5 TCVN 11936:2017.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với chất nhiễm bẩn của sản phẩm nhân sâm như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 TCVN 11936:2017 hướng dẫn đối với chất nhiễm bẩn của sản phẩm nhân sâm như sau:

- Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ giới hạn tối đa cho phép về chất nhiễm bẩn theo TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, Rev. 2009, Amd. 2015) Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

- Sản phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn tối đa cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo TCVN 5624 Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư tượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai (gồm hai phần).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm nhân sâm

Nguyễn Trí Tín

Sản phẩm nhân sâm
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản phẩm nhân sâm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm nhân sâm Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Trong việc sản xuất bao bì thực phẩm thì đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì? Có các biện pháp nào trong phòng ngừa ô nhiễm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào