Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 (ASEAN STAN 47:2016) yêu cầu về Mướp đắng quả tươi ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 (ASEAN STAN 47:2016) yêu cầu về Mướp đắng quả tươi ra sao? Anh N.V.L - TPHCM

Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 là gì?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 áp dụng cho các giống mướp đắng thương phẩm thuộc loài Momordica charantia L, họ Cucurbitaceae, sau khi sơ chế và đóng gói, được tiêu thụ dưới dạng tươi.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 không áp dụng cho mướp đắng quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp.

Yêu cầu về chất lượng Mướp đắng quả tươi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 đưa ra yêu cầu về chất lượng đối với Mướp đắng quả tươi như sau:

(1) Yêu cầu tối thiểu

Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, mướp đắng quả tươi phải:

- Nguyên vẹn;

- Tươi;

- Đặc trưng cho giống;

- Chắc;

- Không bị nứt;

- Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;

- Sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;

- Hầu như không chứa sinh vật gây hại ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- Hầu như không bị hư hỏng cơ học và sinh học cũng như hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;

- Không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;

- Không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;

- Không bị bầm dập;

Cuống quả không được dài quá 2,5 cm, nếu có.

Mướp đắng quả tươi phải được thu hoạch khi đạt độ chín sinh lý và độ chín thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống và vùng trồng.

Độ chín sinh lý và tình trạng của mướp đắng quả tươi phải:

- Chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và

- Đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

(2) Phân hạng

Mướp đắng quả tươi được phân thành ba hạng như sau:

- Hạng “đặc biệt”

Mướp đắng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, không có các khuyết tật, trừ các khuyết tật bề mặt rất nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.

- Hạng I

Mướp đắng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Tuy nhiên cho phép có các khuyết tật nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:

+ Khuyết tật nhẹ về hình dạng;

+ Khuyết tật nhẹ như bị thâm, trầy xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không được vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt quả;

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.

- Hạng II

Mướp đắng quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017.

Có thể cho phép mướp đắng quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:

- Khuyết tật về hình dạng;

- Khuyết tật như bị thâm, trầy xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không được vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt quả;

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 (ASEAN STAN 47:2016) yêu cầu về Mướp đắng quả tươi ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 (ASEAN STAN 47:2016) yêu cầu về Mướp đắng quả tươi ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về kích cỡ Mướp đắng quả tươi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 đưa ra yêu cầu về kích cỡ đối với Mướp đắng quả tươi như sau:

Kích cỡ được xác định theo chiều dài hoặc khối lượng của quả, phù hợp với Bảng sau:

Bảng 1 - Phân loại kích cỡ theo chiều dài quả

Mã cỡ

Chiều dài

(cm)

1

lớn hơn 30

2

lớn hơn 25 đến 30

3

lớn hơn 20 đến 25

4

lớn hơn 15 đến 20

5

nhỏ hơn hoặc bằng 15

Bảng 2 - Phân loại kích cỡ theo khối lượng quả

Mã cỡ

Khối lượng

(g)

1

lớn hơn 600

2

lớn hơn 500 đến 600

3

lớn hơn 400 đến 500

4

lớn hơn 300 đến 400

5

nhỏ hơn hoặc bằng 300

Yêu cầu về dung sai Mướp đắng quả tươi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 đưa ra yêu cầu về dung sai đối với Mướp đắng quả tươi như sau:

Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi bao gói sản phẩm (hoặc mỗi lô hàng sản phẩm ở dạng rời) không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.

(1) Dung sai về chất lượng

- Hạng “đặc biệt”

Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng mướp đắng quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai cho phép của hạng đó.

- Hạng I

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng mướp đắng quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I cũng như các yêu cầu tối thiểu, trừ sản phẩm bị ảnh hưởng bởi côn trùng hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.

- Hạng II

Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng mướp đắng quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu và không có quả bị thối.

(2) Dung sai về kích cỡ

Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng mướp đắng quả tươi không đáp ứng được các yêu cầu phân hạng kích cỡ nhưng nằm trong cỡ trên và/hoặc cỡ dưới liền kề chỉ rõ trong Điều 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mướp đắng quả tươi

Phan Thị Phương Hồng

Mướp đắng quả tươi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mướp đắng quả tươi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mướp đắng quả tươi Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào