Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về công tác chuẩn bị trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về công tác chuẩn bị trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép ra sao?
- Việc cung cấp và vận chuyển được thực hiện như thế nào trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép thế nào?
- Việc lắp dựng trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép được thực hiện như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về công tác chuẩn bị trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép ra sao?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về công tác chuẩn bị trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép:
- Tổ chức mặt bằng thi công công trình
Khi tổ chức mặt bằng thi công, cần bố trí rõ các khu vực trên công trường (khu vực điều hành quản lý, khu vực thi công, khu vực lưu kho, các công trình tạm), cần lập phương án vận chuyển trong công trường và phương án phối hợp giữa các đơn vị.
Chuẩn bị nguồn điện và nguồn nước.
- Chuẩn bị mặt bằng khu vực thi công lắp dựng
Mặt bằng khu vực thi công lắp dựng phải đảm bảo khả năng chịu lực. Các công tác thi công trước đó phải được hoàn thiện và bàn giao, đảm bảo việc thi công thực hiện được thuận lợi và an toàn. Các biện pháp an toàn đã được thực hiện (lưới che, giàn giáo).
- Nhân sự và phân công nhiệm vụ
+ Nhân sự làm việc trong công trường phải được đào tạo về công tác lắp dựng, được đào tạo an toàn và phổ biến nội quy công trường.
+ Đơn vị thi công phải phân công chi tiết nhiệm vụ đến các tổ nhóm và từng cá nhân trên công trường, bố trí các cán bộ chuyên trách về kỹ thuật, an toàn lao động.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
Trong thi công công trình, thi công lắp dựng tấm thực hiện sau khi hoàn thành kết cấu chịu lực và trước khi hoàn thiện. Các bên liên quan cần thống nhất các quy định bàn giao và hướng dẫn cho các đơn vị thi công tiếp theo.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về công tác chuẩn bị trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép? (Hình từ Internet)
Việc cung cấp và vận chuyển được thực hiện như thế nào trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về việc cung cấp và vận chuyển trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép:
* Kế hoạch huy động máy móc thiết bị
Đơn vị thi công cần lập kế hoạch huy động máy móc thiết bị sử dụng trong vận chuyển và thi công lắp dựng tấm tường, bao gồm: chủng loại, số lượng, thời gian và các phương án dự phòng (nếu cần).
* Kế hoạch cung cấp vật tư, vật liệu và lưu kho
- Đơn vị thi công phải dự tính các loại vật tư, vật liệu sử dụng trong thi công lắp dựng và xác định số lượng mỗi loại vật tư, vật liệu (có tính đến việc gia công tại hiện trường và hao hụt).
- Căn cứ tiến độ thi công và điều kiện kho bãi tại hiện trường, đơn vị thi công cần lập tiến độ cung cấp, vận chuyển và lưu kho vật liệu.
- Kho lưu giữ các tấm tường trên công trường nên được bố trí phù hợp với sơ đồ giao thông của công trường, thuận lợi cho việc bốc xếp. Kho cần có nền cao ráo, không ngập nước, có mái che hoặc có biện pháp bảo vệ tránh tác động của nước mưa.
- Các cấu kiện tấm tường phải được sắp xếp thành từng khu theo phân loại tấm. Giữa các chồng sản phẩm liền kề nhau phải có khoảng cách an toàn không nhỏ hơn 200 mm. Để thuận tiện cho việc xếp dỡ cần bố trí các lối đi thích hợp với chiều rộng không nhỏ hơn 700 mm.
* Vận chuyển đến chân công trình
- Vận chuyển các cấu kiện tấm tường từ nơi sản xuất đến công trường phải bằng các phương tiện chuyên dụng phù hợp với phương thức vận chuyển đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.
- Trong quá trình vận chuyển, các kiện tấm tường cần phải được chằng buộc, giữ cố định trên phương tiện vận chuyển và được bảo vệ tránh va đập, tránh mưa ẩm.
- Bốc xếp vào kho tại công trường phải được thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng. Tùy theo kế hoạch cung cấp và điều kiện thực tế, có thể bốc xếp các kiện tấm tường trực tiếp từ phương tiện vận chuyển lên vị trí lắp đặt.
* Vận chuyển trong công trình tới khu vực thi công lắp dựng
- Bốc xếp tấm tường từ kho tới vị trí thi công được thực hiện phù hợp với điều kiện thi công. Các vị trí tập kết tấm tường trên mặt bằng thi công nên được lựa chọn phù hợp với khả năng chịu tải của từng khu vực và điều kiện di chuyển tấm đến vị trí lắp dựng.
- Việc vận chuyển lên các tầng cao được thực hiện bằng cầu hoặc vận thăng có khoang chứa và tải trọng phù hợp.
- Việc vận chuyển trên mặt bằng, vận chuyển tại khu vực thi công lắp tấm được thực hiện bằng xe nâng hoặc xe đẩy hoặc các thiết bị chuyên dụng khác, sao cho có thể di chuyển kiện tấm hoặc tấm một cách an toàn.
- Tháo dỡ từng tấm tường khỏi kiện được thực hiện tại vị trí tập kết tạm.
Việc lắp dựng trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép được thực hiện như thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12869:2020 yêu cầu về lắp dựng trong công tác thi công và nghiệm thu tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép:
* Bản vẽ thiết kế thi công
- Bản vẽ thiết kế thi công phải thể hiện được vị trí lắp dựng của từng tấm trên mặt bằng, mặt cắt công trình, các chi tiết định vị, liên kết giữa các tấm với nhau và giữa các tấm với các kết cấu khác của công trình.
- Bản vẽ thiết kế thi công cần thể hiện thứ tự lắp đặt từng tấm để hình thành một bức tường. Phải thể hiện các bước lắp đặt tấm tường tại các vị trí đại diện (trong bức tường, vị trí tiếp giáp với cột, góc chữ T, góc chữ L, cửa đi, cửa sổ,...) và các bước lắp đặt các tấm cần gia công.
- Tấm cần gia công là tấm được cắt từ tấm nguyên để lắp vào các vị trí đặc biệt, tấm được khoan, đục lỗ kỹ thuật xuyên tấm. Thiết kế kỹ thuật thi công cần đảm bảo sự vững chắc và khả năng làm việc lâu dài của tấm cần gia công trong kết cấu tường. Bản vẽ thiết kế thi công cần thể hiện chi tiết kích thước và sai số kích thước của tấm cần gia công, biện pháp gia công tấm và biện pháp đảm bảo tránh ăn mòn cốt thép (nếu cần).
- Bản vẽ thiết kế thi công cần thể hiện phương án gia cường, xử lý chống nứt cho các vị trí xung yếu của tấm tường (nếu có).
- Đơn vị thi công cần phối hợp với các bên liên quan để thể hiện phương án thi công hệ thống kỹ thuật đi ngầm trong tường và hoàn thiện bề mặt tường trong bản vẽ thiết kế thi công nếu có thể.
* Xác định vị trí lắp dựng
- Trước khi xác định vị trí lắp dựng trên hiện trường phải vệ sinh sạch vị trí thi công. Căn cứ bản vẽ thiết kế, cần định vị tim trục lắp dựng tấm lên đáy sản, dầm.
- Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng cữ định vị trên trần, sàn. Cữ phải phẳng, vững chắc và ổn định trong suốt quá trình thi công lắp dựng.
- Trong quá trình lắp dựng cần thường xuyên, liên tục kiểm tra vị trí, độ thẳng đứng của tấm và độ phẳng của bức tường.
* Lắp dựng tấm
- Chỉ sử dụng các tấm tường đã được nghiệm thu chất lượng trong thi công lắp dựng. Các tấm bị sứt vỡ trong quá trình vận chuyển cần được kiểm tra chất lượng và có thể sử dụng sau khi gia công.
- Công tác lắp dựng tấm phải tuân theo biện pháp thi công đã được phê duyệt. Các tấm đầu tiên nên bắt đầu lắp từ vị trí tiếp giáp hoặc vị trí giao cắt.
- Việc thi công các tấm hoặc chi tiết chỉ liên kết với tấm tường mà không kê lên sàn (lanh tô cửa đi, cửa sổ...) chỉ được thực hiện khi các tấm tường mà nó kê lên đạt độ ổn định yêu cầu.
- Nếu không dùng các liên kết cơ khí, cần sử dụng các biện pháp ổn định tạm thời cho các tấm. Các biện pháp này cần được duy trì đến khi kết cấu tường đạt độ ổn định cần thiết.
- Trong quá trình lắp dựng tấm cần ưu tiên sử dụng các thiết bị gá lắp chuyên dụng và các biện pháp cơ giới hoá.
- Khi lắp tấm cần có các biện pháp chống đỡ đảm bảo an toàn, đặc biệt với các tấm ở khu vực tường ngoài và trên cao.
- Trong quá trình thi công lắp dựng cần có biện pháp đảm bảo tránh để tấm bị ẩm, ướt.
Chú thích: Khi bị ẩm, ướt, chất lượng của tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép có thể bị ảnh hưởng.
- Cần đảm bảo khả năng liên kết giữa các tấm và các kết cấu liền kề.
Chú thích 1: Phần tiếp giáp giữa tấm và cột nên dùng vật liệu có tính đàn hồi hoặc giải pháp phù hợp (tham khảo các khuyến cáo của Nhà sản xuất).
- Biện pháp thi công cần nêu chi tiết trình tự các thao tác lắp dựng tấm
Chú thích 1: Tham khảo các thao tác lắp dựng tấm tại Phụ lục A và Phụ lục B hoặc khuyến cáo của Nhà sản xuất.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tấm tường bê tông khí chưng áp cốt thép có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?