Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (tàu có chiều dài trên 20 m) ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (tàu có chiều dài trên 20 m) ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (tàu có chiều dài trên 20 m) ra sao?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6718 : 2000 “Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển có chiều dài trên 20 m " được ban hành theo Quyết định số ngày tháng năm 2000.

Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6718 : 2000 “Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển có chiều dài trên 20 m" là một bộ Tiêu chuẩn Việt Nam gồm 13 Tiêu chuẩn từ TCVN 6718 -1 : 2000 đến TCVN 6718 -13 : 2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6718 : 2000 "Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển có chiều dài trên 20 m" được biên soạn trên cơ sở Tiêu chuẩn Việt Nam 6259 : 1997 “Qui phạm Phân cấp và Đóng tàu biển vỏ thép"-1997, sử dụng các quy định mới nhất của các Công ước quốc tế hiện hành của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và các Tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tham khảo Qui phạm đóng tàu cá biển của các tổ chức Đăng kiểm quốc tế và kinh nghiệm đã tích lũy được trong lĩnh vực thiết kế, đóng mới, sửa chữa và khai thác tàu biển của Việt nam trong những năm qua.

Bộ TCVN 6718 : 2000 này do Cục Đăng kiểm Việt Nam và Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC8 - "Đóng tàu và công trình biển" biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học-Công nghệ và Môi trường ban hành.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6718 : 2000 có phạm vi áp dụng như sau:

Qui phạm này được áp dụng để kiểm tra phân cấp và đăng kí các tàu cá biển tự chạy có chiều dài đường nước thiết kế trên 20,0m (sau đây trong Qui phạm này gọi chung là "tàu cá"). Trong quá trình thiết kế, đóng mới, sửa chữa và khai thác, các tàu cá phải được giám sát và phân cấp phù hợp với các yêu cầu được qui định trong Qui phạm này và các Qui phạm khác có liên quan (xem Phụ lục A) của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phạm vi áp dụng sẽ được quy định chi tiết hơn trong từng Chương hoặc từng Phần của Qui phạm này.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (tàu có chiều dài trên 20 m) ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 về Quy phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (tàu có chiều dài trên 20 m) ra sao? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế hiểu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 ra sao?

Tại Mục 3.2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6718:2000 có định nghĩa thuật ngữ "Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế” có nghĩa là các Giấy chứng nhận do các Công ước quốc tế yêu cầu sau đây bao gồm cả các Giấy chứng nhận phù hợp với chúng và được lưu giữ trên tàu :

(1) Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS, 74/78)

- Giấy chứng nhận an toàn kết cấu ;

- Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị;

- Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện ;

- Giấy chứng nhận miễn giảm.

(2) Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển (MARPOL. 73/78)

- Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ tàu gây ra :

(3) Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển (LOAD LINES. 66 ).

- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế;

- Giấy chứng nhận miễn giảm mạn khô quốc tế.

Những quy định chung nào về phòng cháy đặt ra đối với hệ thống máy tàu?

Những quy định chung về phòng cháy đặt ra đối với hệ thống máy tàu được quy định tại mục 1.2.4 Phần 3 TCVN 6718:2000 như sau:

- Trừ trường hợp có các phương tiện để che chắn hoặc thu gom dầu rò rỉ thích hợp, không được đặt hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống nhiên liệu và các hệ thống dầu dễ cháy khác trực tiếp trên các nồi hơi, các đường ống hơi, các đường ống dầu nóng, các đường ống khí xả, các bầu giảm âm, tua bin khí xả hoặc các bề mặt có nhiệt độ cao khác và chúng phải đặt xa các thiết bị đó đến mức có thể được.

- Phải bọc cách nhiệt có hiệu quả tất cả các bề mặt của hệ thống máy có nhiệt độ cao hơn 220°C nếu chúng có thể tác động tới các chất lỏng dễ cháy do hệ thống hư hỏng. Chất cách nhiệt phải không thấm chất lỏng dễ cháy và hơi cháy.

- Các thiết bị dẫn động các bơm vận chuyển nhiên liệu, các quạt thông gió cưỡng bức, các quạt thông gió cho các buồng máy, các buồng ở, các buồng phục vụ, các trạm điều khiển phải có khả năng dừng được từ vị trí dễ tiếp cận ở bên ngoài buồng có liên quan khi có cháy xảy ra ở nơi đặt chúng hoặc trong khu vực đặt chúng. Các phương tiện để dừng các quạt gió của buồng máy phải tách biệt hoàn toàn với các quạt thông gió của các buồng khác.

- Các hệ thống máy phải không được để rò rỉ nhiên liệu, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác, các loại khí độc và các loại khí dễ cháy. Đối với những hệ thống máy mà các loại dầu này có thể rò rỉ, thì phải có phương tiện thích hợp để dẫn dầu rò rỉ vào chỗ an toàn khác.

- Phải có biện pháp xả tất cả các loại nhiên liệu và dầu quá mức vào vị trí an toàn để tránh nguy cơ cháy.

- Các kết cấu được làm bằng vật liệu cháy được như gỗ và những vật liệu tương tự không được đặt ở phía trên và xung quanh động cơ đốt trong, nồi hơi trừ khi được bảo vệ thích đáng bằng tấm kim loại hoặc các vật liệu chống cháy khác.

- Trừ khi có các phương tiện khác được Đăng kiểm cho là thích hợp, phải đặt các phương tiện được quy định dưới đây cho từng không gian nơi đặt các thiết bị xử lí sơ bộ các chất lỏng dễ cháy cho các hệ thống máy như thiết bị lọc nhiên liệu, các bộ hâm dầu v.v...

(1) Mỗi không gian trong đó có các bộ phận chính trong hệ thống nói trên phải riêng biệt với các hệ thống máy khác, được bao kín bằng các vách thép kéo dài từ boong này tới boong kia trên đó có cửa ra vào tự đóng bằng thép.

(2) Phải đặt thiết bị báo cháy cố định và hệ thống báo động cháy.

(3) Hệ thống cố định dập cháy phải có khả năng hoạt động được từ phía ngoài của khoang.

(4) Phải lắp đặt hệ thống thông gió cơ giới độc lập hoặc thiết bị thông gió có khả năng tách biệt với hệ thống thông gió buồng máy.

(5) Thiết bị đóng các cửa thông gió ở phía trên phải có khả năng thao tác được từ vị trí gần với nơi đặt hệ thống thông gió cố định nói trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu cá biển

Phạm Phương Khánh

Tàu cá biển
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu cá biển có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu cá biển Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Trong việc sản xuất bao bì thực phẩm thì đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì? Có các biện pháp nào trong phòng ngừa ô nhiễm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào