Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-3:2011 về An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Cầu thang, ghế thang và lan can như thế nào?
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-3:2011 về An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Cầu thang, ghế thang và lan can là gì?
Tại Mục 1 TCVN 7387-3:2011 có nêu rõ phạm vi áp dung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-3:2011 về An toàn máy -phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Cầu thang, ghế thang và lan can như sau:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các máy (tĩnh tại và di động) cần phải có các phương tiện tiếp cận cố định.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cầu thang, ghế thang và lan can, các phương tiện tiếp cận này là một bộ phận của máy.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các cầu thang, ghế thang và lan can cho một bộ phận của tòa nhà tại đó có lắp đặt máy với điều kiện là chức năng chính của bộ phận của tòa nhà là cung cấp các phương tiện tiếp cận máy.
CHÚ THÍCH 1: Cũng có thể sử dụng tiêu chuẩn này cho các phương tiện tiếp cận ngoài phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Trong các trường hợp như vậy phải tính đến các quy định có liên quan.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các máy di động, có thể áp dụng các yêu cầu khác do các kích thước và các điều kiện sử dụng riêng biệt của chúng.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các cầu thang, ghế thang và lan can dùng riêng cho máy, các phương tiện này không được cố định thường xuyên với máy và có thể được tháo ra hoặc di chuyển sang một bên đối với một số nguyên công của máy (ví dụ, thay dụng cụ trong một máy ép lớn).
Đối với các nguy hiểm lớn cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này, xem Điều 4 của TCVN 7387-1 (ISO 14122-1).
Theo đó, phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-3:2011 về An toàn máy - Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Cầu thang, ghế thang và lan can theo quy định trên.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-3:2011 về An toàn máy – Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Cầu thang, ghế thang và lan can như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung về an toàn liên quan đến vật liệu và kích thước như thế nào?
Tại Mục 4 TCVN 7387-3:2011 có nêu rõ yêu cầu chung về an toàn liên quan đến vật liệu và kích thước về An toàn máy -phương tiện thông dụng để tiếp cận máy - Cầu thang, ghế thang và lan can như sau:
- Vật liệu và kích thước của thành phần cấu thành và dạng kết cấu được sử dụng phải đáp ứng các mục tiêu an toàn của tiêu chuẩn này.
- Bản thân các vật liệu được sử dụng, với tính chất hoặc quá trình xử lý bổ sung của chúng phải có khả năng chịu được ăn mòn gây ra bởi môi trường xung quanh.
- Bất cứ chi tiết nào có thể tiếp xúc với người sử dụng phải được thiết kế để không gây ra thương tích hoặc cản trở đối với người sử dụng (các góc sắc, mối hàn có bavia, các cạnh xù xì v.v…).
- Các bậc thang và chiếu nghỉ phải có sức chống trượt tốt để tránh mọi rủi ro trượt ngã.
- Mở hoặc đóng các bộ phận di động (các cửa) không được gây thêm mối nguy hiểm khác (ví dụ như cắt hoặc ngã) cho người sử dụng và những người khác ở vùng lân cận.
- Các phụ tùng, bản lề, các điểm kẹp chặt, các gối tựa, khung, giá phải có đủ độ cứng vững cho lắp ráp để bảo đảm an toàn.
- Kết cấu và các bậc thang phải được thiết kế để chịu được các tải trọng tác dụng.
+ Đối với kết cấu, các tải trọng thử được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp có thể thay đổi từ 1,5 kN/m2 khi đi lại với mật độ thấp không mang tải, đến 5 kN/m2 khi đi lại với mật độ thấp có mang tải hoặc đi bộ có mật độ cao.
+ Các bậc thang phải chịu được các tải trọng thử sau:
++ Nếu chiều rộng w < 1200 mm thì 1,5 kN phải được phân bố trên diện tích 100 mm x 100 mm khi một đường biên là cạnh trước của mũi bậc thang và được tác dụng ở giữa chiều rộng của cầu thang.
++ Nếu chiều rộng w ≥ 1200 mm thì 1,5 kN phải được phân bố đồng thời trên mỗi một trong các diện tích 100 mm x 100 mm và được tác dụng ở các điểm bất lợi nhất cách nhau 600 mm khi một đường biên là cạnh trước của mũi bậc thang.
++ Độ lệch giữa kết cấu và các bậc thang dưới tác dụng của một tải trọng thử không được vượt quá 1/300 của khẩu độ hoặc 6 mm, lấy giá trị nhỏ hơn.
Yêu cầu an toàn áp dụng cho ghế thang như thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7387-3:2011 có nêu rõ yêu cầu chung về an toàn áp dụng cho ghế thang như sau:
- Chiều sâu nhỏ nhất của bậc thang, t, phải là 80 mm.
- Độ nâng lớn nhất của bậc thang, h, phải là 250 mm.
- Độ phủ chờm, r, của bậc thang hoặc chiếu nghỉ phải ≥ 10 mm.
- Chiều rộng thông thủy giữa các tay vịn hoặc lan can phải ở trong phạm vi từ 450 mm đến 800 mm, nhưng tốt nhất là 600 mm.
- Trên cùng một dãy bậc thang, độ nâng của bậc thang phải không đổi. Trong trường hợp khi không thể duy trì được chiều cao của độ nâng giữa mức xuất phát và bậc đầu tiên thì độ nâng có thể được giảm đi tối đa là 15%. Nếu vì lý do về kỹ thuật, độ nâng có thể được tăng lên, ví dụ như trong trường hợp của một số máy di động.
- Chiều cao thông thủy, e, tối thiểu phải là 2300 mm.
- Khoảng hở, c, tối thiểu phải là 850 mm.
- Chiều cao trèo, H, của một dãy các bậc thang không được vượt quá 3000 mm.
CHÚ THÍCH: Đối với nhiều dãy các bậc thang, nên xem xét đến các biện pháp an toàn bổ sung.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn máy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?