Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) về Sữa - Xác định hàm lượng protein - Phương pháp nhuộm đen amido (phương pháp thông thường) ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) về Sữa - Xác định hàm lượng protein - Phương pháp nhuộm đen amido (phương pháp thông thường) ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) về Sữa - Xác định hàm lượng protein - Phương pháp nhuộm đen amido (phương pháp thông thường) ra sao?

TCVN 7774:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 5542:1984;

TCVN 7774:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 có phạm vi áp dụng như sau:

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 qui định phương pháp nhuộm đen amido để xác định hàm lượng protein trong sữa như một phương pháp thông thường.

Do thành phần của vật liệu nhuộm đen amido có thể thay đổi, nên phương pháp đã được mô tả là theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào hằng số liên quan đến hàm lượng protein thu được từ việc xác định hàm lượng nitơ trong sữa bằng phương pháp chuẩn Kjeldahl (ví dụ: như mô tả trong IDF Standard 20).

- Phương pháp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 có thể áp dụng cho sữa tươi nguyên liệu hoặc sữa nguyên chất, sữa tách một phần chất béo và sữa gầy đã xử lý nhiệt hoặc chế biến bằng cơ học (ví dụ: thanh trùng, tiệt trùng, đồng hóa, hoàn nguyên), với điều kiện là các mẫu này ở trạng thái tốt. Trong một vài trường hợp, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho các mẫu đã được bảo quản (xem 10.1).

Phương pháp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 cho phép xác định đơn giản và nhanh về hàm lượng protein trong sữa và thích hợp cho một phép xác định đơn lẻ hoặc cho các phép xác định trên một số lượng nhỏ các mẫu và cho một dãy nhiều phép xác định. Đối với một dãy các phép xác định, cần đến các thiết bị đặc thù (nghĩa là dụng cụ pipet nhiều đầu, các máy ly tâm) (xem 6.4 và 6.7) và thường xuyên kiểm tra các mẫu kiểm chứng về việc hiệu chỉnh “độ trệch” (xem 8.6.2). Vì phương pháp này tốn nhiều thời gian hiệu chuẩn, nên các phòng thử nghiệm mà chỉ thực hiện một vài phép xác định trên các loại mẫu cụ thể và thường trông cậy vào các phòng thử nghiệm trung tâm về các dung dịch nhuộm và các mẫu kiểm chứng.

Lưu ý: Tùy theo nguồn gốc của mẫu và phương pháp chuẩn được sử dụng mà phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này có thể được dùng không những cho phép xác định thông thường về hàm lượng protein trong sữa (nghĩa là nitơ tổng số x 6,38) mà còn để xác định hàm lượng “protein thực” hoặc có cải biến cho hàm lượng protein casein hoặc protein whey trong sữa bò và sữa thu được từ các loài động vật khác (dê, cừu…).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) về Sữa - Xác định hàm lượng protein - Phương pháp nhuộm đen amido (phương pháp thông thường) ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) về Sữa - Xác định hàm lượng protein - Phương pháp nhuộm đen amido (phương pháp thông thường) ra sao? (Hình từ Internet)

Cách tiến hành kiểm soát hiệu chuẩn thực hiện theo TCVN 7774:2007 như thế nào?

Căn cứ theo mục 8.6 TCVN 7774:2007 có hướng dẫn cách tiến hành kiểm soát hiệu chuẩn như sau:

Các mẫu sữa kiểm chứng

Vì việc hiệu chuẩn có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi theo mùa của các phần nitơ khác nhau trong sữa, do đó cần được kiểm tra thường xuyên. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng ít nhất một mẫu đại diện từ một lượng sữa lớn (nghĩa là từ một lượng lớn sữa bò) của hàm lượng protein trung bình, hoặc, tốt nhất là sử dụng hai mẫu như thế có hàm lượng protein cao và hàm lượng protein thấp, đã được xác định bằng phương pháp chuẩn Kjeldahl (IDF Standard 20).

Sử dụng mẫu sữa kiểm chứng

Phải lấy đủ các mẫu kiểm chứng bằng cách lấy mẫu đại diện từ các mẫu kiểm chứng sữa như 8.6.1. Có thể bổ sung các chất bảo quản (xem 10.1) vào các mẫu đại diện sao cho mẫu có thể được sử dụng trong một quãng thời gian mà giá trị hàm lượng protein chuẩn không bị thay đổi.

Mẫu hoặc các mẫu kiểm chứng cần thử nghiệm hai lần giống nhau trước mỗi ngày thử nghiệm mẫu. Thông thường, chúng phải được thực hiện sau mỗi dãy xác định ở tần số 1 trong 10, hoặc vào các khoảng định kỳ trong quá trình thử nghiệm liên tục để kiểm soát "độ trệch". Tương tự, cũng cần kiểm tra số đọc của máy đo quang phổ sử dụng các dung dịch so sánh chuẩn, các số đọc thang đo của máy đo quang phổ đã được xác định tại thời điểm hiệu chuẩn (xem 8.5 và 8.6.1).

02 trường hợp đặc biệt nào được nêu ra tại TCVN 7774:2007?

Tại mục 10 TCVN 7774:2007 có nêu ra 02 trường hợp đặc biệt sau:

(1) Mẫu được bảo quản

Phương pháp này có thể áp dụng mà không cần sửa đổi, cho các mẫu đã được bảo quản bằng cách bổ sung từ 0,07 % đến 0,1 % (phần khối lượng) thủy ngân (II) clorua (qui định cho phép) hoặc từ 0,02 % đến 0,3 % (phần khối lượng) natri azit. Đối với các mẫu được bảo quản bằng kali dicromat 0,1 % (phần khối lượng) thì phương pháp này chỉ có thể áp dụng nếu thời gian tính từ lúc bổ sung dung dịch đen amido vào sữa và đến lúc lấy các số đọc quang phổ là rất ngắn, vì trường hợp này sử dụng phương pháp lọc (xem 6.7); không thể áp dụng qui trình ly tâm. Phương pháp này không thể áp dụng cho các mẫu được bảo quản bằng formaldehyt.

Trong trường hợp bảo quản bằng các viên thuốc, thì thường khoảng 0,5 % (phần khối lượng) natri clorua. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ hấp thụ, các kết quả thu được bằng phương pháp Kjeldahl và cũng có thể cần phải hiệu chỉnh các kết quả. Nên suy hàm lượng protein từ đường chuẩn đặc thù thu được với các mẫu được bảo quản như vậy và dựa vào các kết quả thu được bằng phương pháp Kjeldahl đã hiệu chỉnh về bảo quản (ảnh hưởng pha loãng của viên thuốc, nitơ từ azit và thuốc nén).

(2) Sự lệch khỏi đường tuyến tính trong đường chuẩn

Đối với các loại sữa có hàm lượng protein cao mà cho kết quả không nằm trong đường chuẩn tuyến tính thì tiến hành như sau:

Pha loãng một lượng nhất định mẫu sữa có hàm lượng protein cao với một thể tích tương tự của mẫu sữa có hàm lượng protein đã biết (dung dịch chuẩn hoặc dung dịch kiểm chứng), trộn đều và xác định hàm lượng protein của hỗn hợp theo 8.3 và 9.1.

Tính hàm lượng protein của mẫu có hàm lượng protein cao (w1) từ hàm lượng protein của hỗn hợp (w2) và hàm lượng protein của sữa chuẩn (w3) bằng công thức sau đây:

w1 = 2w2 - w3

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàm lượng protein

Phạm Phương Khánh

Hàm lượng protein
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàm lượng protein có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàm lượng protein Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào