Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về loại điều kiện sử dụng về độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ như thế nào?

Tôi muốn hỏi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về loại điều kiện sử dụng về độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ như thế nào? - Câu hỏi của chị R.B (Phú Yên).

Loại điều kiện sử dụng áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ như thế nào?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 có nêu rõ loại điều kiện sử dụng áp dụng cho gỗ và sản phẩm gỗ như sau:

Khái quát

Sự khác nhau giữa các loại điều kiện sử dụng dựa trên sự khác nhau của đặc tính trạng thái sử dụng, có thể làm cho gỗ, sản phẩm gỗ bị hư hại do tác nhân sinh vật.

CHÚ THÍCH: Chú ý đến phạm vi và các trường hợp khắc nghiệt thực tế khi sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này có thể gây ra việc phân loại của một loại điều kiện sử dụng khác với cách quy định Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019

(1) Loại điều kiện sử dụng 1 (UC 1)

- Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng trong công trình xây dựng, dưới mái che, không tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng, không bị ướt.

- Sự gây hại của nấm làm biến màu hoặc nấm mục là không đáng kể, không phải tác nhân hại gỗ chủ yếu.

- Gỗ và sản phẩm gỗ có thể bị mối, mọt gây hại, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

(2) Loại điều kiện sử dụng 2 (UC 2)

- Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ được sử dụng dưới mái che, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết (đặc biệt là không bị mưa, mưa hắt), nhưng thỉnh thoảng có thể bị ẩm, ướt không kéo dài.

- Trong loại điều kiện sử dụng này, gỗ có thể bị đọng nước trên bề mặt.

- Gỗ và sản phẩm gỗ có thể bị gây hại bởi nấm biến màu, nấm mục.

- Sự gây hại của các côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

(3) Loại điều kiện sử dụng 3 (UC 3)

Khái quát

- Trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ dùng ngoài trời, không có mái che, không tiếp xúc trực tiếp với nền đất, chịu tác động trực tiếp của thời tiết (đặc biệt là mưa).

- Nấm biến màu hoặc nấm mục có thể gây hại gỗ và sản phẩm gỗ.

- Sự gây hại của các côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

- Trong một số trường hợp, loại điều kiện sử dụng 3 có thể được chia thành hai loại điều kiện sử dụng phụ là 3.1 và 3.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019

CHÚ THÍCH: Nguy cơ bị mục nát phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện sử dụng khác (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, cấu trúc, chi tiết thiết kế và các quy định bảo trì).

Loại điều kiện sử dụng phụ 3.1 (UC 3.1)

Trong trường hợp này, gỗ và sản phẩm gỗ không bị ẩm, ướt trong thời gian dài, nước không bị đọng.

CHÚ THÍCH: Điều này có thể đạt được bằng cách duy trì lớp che phủ thích hợp, hoặc bằng cách thiết kế các chi tiết gỗ có bộ phận che chắn, để thoát nước hoặc khô nhanh.

Loại điều kiện sử dụng phụ 3.2 (UC 3.2)

Trong trường hợp này, gỗ và sản phẩm gỗ bị để ướt trong thời gian dài, nước có thể bị đọng.

CHÚ THÍCH: Các bộ phận gỗ không được thiết kế hoặc định hướng để thoát nước hoặc khô nhanh.

(4) Loại điều kiện sử dụng 4 (UC 4)

- Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ tiếp xúc trực tiếp với nền đất và nước, đất hoặc nước.

- Nấm biến màu hoặc nấm mục có thể gây hại gỗ và sản phẩm gỗ.

- Sự gây hại của côn trùng hại gỗ như mối, mọt có thể xảy ra, tuy nhiên tần suất và mức độ nghiêm trọng của côn trùng gây hại phụ thuộc vào vùng miền.

CHÚ THÍCH: Gỗ và sản phẩm gỗ ở dưới nước hoặc hoàn toàn ngập nước, bị nước bão hòa hoàn toàn, không dễ bị gây hại bởi nấm nhưng có thể bị phá hoại do vi khuẩn phân hủy.

(5) Loại điều kiện sử dụng 5 (UC 5)

- Trong trường hợp gỗ và sản phẩm gỗ thường xuyên chìm trong nước mặn, nước lợ.

- Hà biển là đối tượng sinh vật gây hại chính, có một số loài phổ biến như Limnoria spp., Teredo spp, có thể gây hại gỗ đáng kể.

- Phần bên trên mực nước của một số bộ phận nhất định, ví dụ như cọc cảng có thể bị gây hại bởi nấm mục, nấm mốc, nấm biến màu, mọt hại gỗ.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về loại điều kiện sử dụng về độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 về loại điều kiện sử dụng về độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ như thế nào? (Hình từ Internet)

Thông tin về tác nhân sinh vật hại gỗ và sản phẩm gỗ là nấm như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 có nêu rõ thông tin về tác nhân sinh vật hại gỗ và sản phẩm gỗ là nấm như sau:

- Khái quát

Độ ẩm gỗ lớn hơn 20% là điều kiện thích hợp để nấm phát triển.

- Nấm mục

+ Nấm đảm gây mục gỗ

Loại nấm gây mục nâu và mục trắng.

+ Nấm gây mục mềm

Loại nấm gây ra mục gỗ có đặc tính làm mềm bề mặt gỗ, loại nấm này cũng có thể gây ra mục bên trong gỗ.

Loại nấm này cần hàm lượng ẩm cao hơn nấm đảm để làm mục nát gỗ. Loại này gây ra mức độ phá hoại đáng kể cho gỗ tiếp xúc với đất hoặc nước.

- Nấm biến màu gỗ

+ Khái quát

Nấm gây mốc và đốm xanh cho gỗ.

Loại nấm này thường phá hoại trên bề mặt, có thể làm suy giảm chất lượng lớp phủ trang trí, màng sơn bảo vệ gỗ.

+ Nấm gây biến màu xanh

Loại nấm làm biến đổi màu vĩnh viễn từ màu xanh thành đen với cường độ và độ sâu biến đổi chủ yếu ở gỗ dác của một số loài gỗ. Loại nấm này không làm thay đổi đáng kể tính chất cơ học nhưng có thể làm tăng khả năng xâm nhập của nấm mục gỗ.

+ Nấm mốc

Loại nấm này gây ra vết đốm có nhiều màu trên bề mặt gỗ, phát triển dưới điều kiện độ ẩm tương đối cao hoặc trong điều kiện đọng nước.

Loại nấm này không làm thay đổi đáng kể tính chất cơ học của gỗ.

Loại nấm này không chỉ xuất hiện ở gỗ mà còn có thể ở các vật liệu khác khi có đủ điều kiện về độ ẩm.

Thông tin về tác nhân sinh vật hại gỗ và sản phẩm gỗ là côn trùng như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8167:2019 có nêu rõ thông tin về tác nhân sinh vật hại gỗ và sản phẩm gỗ là côn trùng như sau:

- Côn trùng cánh cứng (mọt)

+ Khái quát

Côn trùng cánh cứng có thể bay và đẻ trứng vào các lỗ mạch hoặc vết nứt của gỗ, trứng nở thành sâu non ăn gỗ.

Chúng xuất hiện trên khắp Việt Nam, nhưng mức độ gây hại của chúng có thể khác nhau. Loại đặc trưng là Mọt cám nâu Lyctus brunneus steph, Mọt cám nâu lông dùi đục Minthea rugicollis Walk, Mọt gỗ khô Dinoderus distinctus Lesne, Xén tóc gỗ khô Stromatium longicorne Newm.

+ Minthea rugicollis Walk (mọt cám nâu lông dùi đục)

Loại mọt này gây hại các loại gỗ mềm và gây thiệt hại đáng kể cấu trúc gỗ.

Loại côn trùng này xuất hiện trên khắp Việt Nam. Sức sống và thời gian sống của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ xung quanh và độ ẩm trong gỗ.

+ Lyctus brunneus steph (mọt cám nâu phá gỗ thông thường)

Loại mọt cám nâu này gây hại gỗ dác của hầu hết các loại gỗ (gỗ và gỗ mềm). Lỗ mọt gây ra có thể lan rộng đến lõi gỗ ở một số loài gỗ, trong một số trường hợp có thể gây ra thiệt hại đáng kể về cấu trúc. Chúng chủ yếu xuất hiện ở những nơi có điều kiện ẩm ướt.

+ Dinoderus distinctus Lesne (mọt gỗ khô)

Loại côn trùng này gây hại gỗ, độ ẩm gỗ thấp.

+ Stromatium longicorne Newm (xén tóc gỗ khô)

Đây là loài côn trùng cánh cứng hại gỗ điển hình, nghiêm trọng.

+ Một số loài côn trùng khác

Thực tế còn có nhiều loài côn trùng cánh cứng phá hoại gỗ khác, ví dụ như Mọt gỗ thường Xestobium rufovillosum, Nicobium, và các loài Mọt gỗ khô Lyctus.

- Côn trùng cánh bằng (mối)

Mối là loài côn trùng có tính xã hội, sống thành bầy đàn, được phân loại thành nhiều họ.

Mối phân bố ở khắp Việt Nam.

Mối có thể gây hại gỗ, các vật liệu có chứa xenlulozo, trong các tòa nhà, chúng có thể gây hại, thậm chí đó không phải là thức ăn chính của chúng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Độ bền của gỗ

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

Độ bền của gỗ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Độ bền của gỗ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Độ bền của gỗ Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào