Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 yêu cầu công trình đo mực nước và thiết bị đo mực nước đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 yêu cầu công trình đo mực nước và thiết bị đo mực nước đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi?
- Quy định chung đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi ra sao?
- Yêu cầu về đo lượng mưa trong hệ thống thủy lợi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 yêu cầu công trình đo mực nước và thiết bị đo mực nước đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi?
Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 yêu cầu công trình đo mực nước và thiết bị đo mực nước như sau:
Việc thiết kế, xây dựng công trình và lắp đặt trang thiết bị quan trắc mực nước phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đạt được yêu cầu độ chính xác quan trắc trong mọi tình huống;
- Chắc chắn, không bị lung lay bởi dòng nước, gió bão và các tác động khác;
- Thao tác thuận tiện;
- An toàn;
- Tận dụng các nguyên vật liệu tại chỗ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 yêu cầu công trình đo mực nước và thiết bị đo mực nước đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi? (Hình từ Internet)
Quy định chung đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi ra sao?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 quy định chung đối với công tác thủy văn trong các hệ thống thủy lợi như sau:
- Nội dung công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi
Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Tổ chức xây dựng các công trình, mua sắm, chế tạo các thiết bị chuyên dùng cho công tác đo đạc các yếu tố thủy văn và khí tượng.
+ Thực hiện công tác đo đạc các yếu tố thủy văn, khí tượng.
+ Tổng hợp, phân tích, chỉnh lý và đánh giá các tài liệu đã đo đạc.
- Các yếu tố thủy văn, khí tượng cần đo đạc trong hệ thống thủy lợi
+ Các yếu tố bắt buộc phải đo, gồm:
++ Mực nước
++ Lưu lượng
++ Lượng mưa
++ Độ mặn, độ pH của nguồn nước tưới ở những hệ thống thủy lợi chịu ảnh hưởng của nước mặn, chua, phèn.
+ Các yếu tố khuyến khích đo, gồm:
++ Lượng phù sa ở cửa vào và trên kênh
++ Lượng bốc hơi mặt nước hồ
++ Độ pH và độ mặn của nước trên đồng ruộng
++ Diễn biến mực nước ngầm trong hệ thống thủy lợi trong mùa khô.
- Yêu cầu kỹ thuật của công tác đo đạc
++ Đo đúng giờ, đúng ngày quy định trong tiêu chuẩn này
++ Các số liệu đo phải đảm bảo độ chính xác
++ Các số liệu đo phải được ghi chép theo đúng biểu mẫu, phải kiểm tra chỉnh lý và có chữ ký, họ tên của người đọc, người phụ trách đơn vị quản lý
++ Sổ sách ghi phép phải rõ ràng, không được tẩy xoá, được bảo quản giữ gìn sạch sẽ, lưu trữ cẩn thận và báo các lên cấp trên khi có yêu cầu.
- Yêu cầu về cán bộ đo đạc thủy văn
Cán bộ làm công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi phải tinh thông nghiệp vụ đo đạc, phải nắm vững đặc điểm tự nhiên của vị trí đặt trạm đo, phải nắm vững nội dung yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn này và những tiêu chuẩn khác có liên quan.
Yêu cầu về đo lượng mưa trong hệ thống thủy lợi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8304:2009 như thế nào?
Tại Mục 4 quy định đo lượng mưa như sau:
- Quy định về bố trí các điểm đo mưa trong hệ thống thủy lợi
+ Các điểm đo phải đảm bảo phân bố đều trên toàn hệ thống, không bố trí chỗ thưa quá, chỗ dầy quá;
+ Đối với vùng có địa hình thay đổi nhiều, khoảng cách giữa các điểm đo mưa từ 10 km đến 15 km;
+ Đối với vùng trung du đồng bằng địa hình ít thay đổi, khoảng cách giữa các điểm đo mưa từ 15 km đến 20 km;
+ Nếu trong hệ thống thủy lợi đã có các điểm đo mưa của cơ quan quản lý thì khi bố trí mạng lưới trạm đo mưa phải kể đến các trạm đo mưa này;
+ Tại trụ sở cơ quan quản lý hệ thống thủy lợi hoặc quản lý công trình cần bố trí một điểm đo mưa.
- Thiết bị đo mưa
+ Thùng đo mưa phải được sản xuất theo tiêu chuẩn hiện hành. Tại mỗi điểm đo mưa phải có 2 thùng (ống) đo trong đó một chiếc làm việc và một chiếc dự phòng;
+ Thùng đo mưa phải đặt nơi bằng phẳng, cách xa vật cản như nhà cửa, cây cối từ 3 lần đến 4 lần chiều cao của vật cản;
+ Miệng thùng phải cao hơn mặt đất 1,50 m.
- Đo lượng mưa
+ Chế độ đo mưa
Hàng ngày đo mưa 2 lần vào lúc 7 h và 19 h. Những ngày có mưa lớn phải đo thêm nhiều lần, trong khoảng thời gian đó phải đảm bảo không để nước mưa đầy thùng thoát ra ngoài. Sau khi tạnh mưa nếu trời nắng phải đo ngay.
+ Ghi chép số liệu mưa
++ Hàng ngày phải ghi chép số liệu mưa đo được vào sổ ghi lượng mưa;
++ Đơn vị để tính lượng mưa là milimét và tính số lẻ đến 0,1 mm;
++ Khi đo mưa nếu thùng khô thì ghi vào sổ bằng một gạch ngang ngắn (-);
++ Khi đo mưa nếu có mưa bụi nhưng trong thùng vẫn không có nước thì ghi vào sổ bằng 2 số 0 liền nhau ở giữa có dấu phẩy (0,0). Lượng mưa đo lúc 7 h ghi vào cột mưa đêm, lượng mưa đo lúc 19 h ghi vào cột mưa ngày. Trường hợp phải đo nhiều lần trong ngày thì ghi vào sổ phụ rồi đến 7 h và 19 h cộng lại ghi vào sổ chính theo các cột trên;
++ Cuối ngày phải ghi tổng lượng mưa ngày;
++ Cuối tuần (10 ngày) và cuối tháng phải ghi tổng lượng các tuần và tháng;
++ Phải ghi số ngày mưa liên tục dài ngày nhất, không mưa liên tục dài nhất, tình hình thời tiết bất thường như dông, bão, mưa lớn,… trong tuần, trong tháng.
- Bảo quản và kiểm tra chất lượng thùng đo mưa
Mỗi tháng phải rửa thùng đo mưa một lần và kiểm tra chất lượng thùng. Sau mỗi lần đo hoặc sau cơn dông phải kiểm tra thùng ngay.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?