Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 về Bệnh động vật yêu cầu quy trình chẩn đoán lâm sàng Bệnh lao bò như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 về Bệnh động vật yêu cầu quy trình chẩn đoán lâm sàng Bệnh lao bò như thế nào? Anh P.H - TPHCM

Đặc điểm dịch tễ của Bệnh lao bò theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 ra sao?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 quy định về đặc điểm dịch tễ như sau:

- Bệnh lao bò do vi khuẩn M. bovis gây ra.

- Gia súc có thể bị nhiễm lao do tiếp xúc với gia súc bị bệnh hoặc đi từ vùng đã có dịch.

- Gia súc non cảm nhiễm với M. bovis mạnh hơn gia súc trưởng thành.

- Bệnh lao lây chủ yếu qua đường hô hấp, do hít phải những giọt bắn có chứa M. bovis từ gia súc mắc bệnh ho, hắt hơi vào không khí. Ngoài ra, bệnh có thể lây từ đường tiêu hóa do sữa bò bị bệnh nhiễm M. bovis.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 về Bệnh động vật yêu cầu quy trình chẩn đoán lâm sàng Bệnh lao bò như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 về Bệnh động vật yêu cầu quy trình chẩn đoán lâm sàng Bệnh lao bò như thế nào? (Hình từ Internet)

Triệu chứng lâm sàng của Bệnh lao bò theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 như thế nào?

Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 quy định về triệu chứng lâm sàng như sau:

- Thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 4 tuần hoặc lâu hơn.

- Gia súc mắc bệnh thường gầy, yếu, lông dựng đứng, da khô, sốt nhẹ về chiều.

- Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí phân bố của các hạt lao.

Nếu các hạt lao khu trú ở phổi: Biểu hiện ho khan, ho từng cơn và ho nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.

Nếu các hạt lao khu trú ở hạch: Các hạch bạch huyết sưng, cứng, sờ thấy lổn nhổn, nhất là các hạch ở trước vai, trước đùi, dưới hàm.

Nếu các hạt lao khu trú ờ ruột: Gia súc ỉa chảy, phân tanh khẳm hoặc ỉa chảy và táo bón luân phiên.

- Gia súc mắc bệnh gầy dần và có thể chết do suy nhược ở giai đoạn cuối của bệnh.

Bệnh tích của Bệnh lao bò theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 ra sao?

Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 quy định về bệnh tích như sau:

- Bệnh tích đặc trưng là gia súc có các hạt lao. Các hạt lao có thể ở trong các cơ quan nội tạng, màng treo ruột, ruột, màng phổi, màng bụng, vú,... nhưng hay gặp nhất là ở hạch phổi, hạch vùng đầu và các hạch bạch huyết ở xoang ngực.

- Các hạt lao thường có màu vàng, hoặc màu trắng đục, dạng bã đậu hoặc dạng hạt xơ hay bị canxi hóa thành những khối tăng sinh thượng bì. Trên cùng một cơ quan có thể thấy nhiều dạng hạt lao khác nhau.

- Nếu hạt lao có nhiều trong phổi thì khi nắn các thuỳ phổi có cảm giác như phổi có trộn cát, cắt có tiếng kêu lạo xạo.

Cách chẩn đoán ngoài thực địa - Phản ứng dò lao của Bệnh lao bò theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 ra sao?

Theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 quy định về chẩn đoán ngoài thực địa - Phản ứng dò lao như sau:

(1) Cách tiêm

Chọn một trong hai cách sau đây:

- Tiêm 1 mũi: Chọn một vị trí da cổ hoặc ở giữa mặt trong của nếp gấp da đuôi của bò (tránh chỗ da bị tổn thương), đánh dấu vị trí tiêm, cắt sạch lông, dùng thước để đo độ dày da. Tiêm tối thiểu 2000 IU tuberculin PPD bò, PPD gà và lượng tiêm tối đa 0,2 ml vào vị trí đã đánh dấu.

- Tiêm 2 mũi: Chọn 2 vị trí khác nhau ở cùng một bên cổ của con vật, khoảng cách giữa 2 vị trí là 12 cm đến 15 cm, với gia súc non nên tiêm ở hai bên cổ (tránh chỗ da bị tổn thương), đánh dấu vị trí tiêm, cắt sạch lông dùng thước để đo độ dày da. Tiêm tối thiểu 2000 IU tuberculin PPD bò, PPD gà và lượng tiêm tối đa 0,2 ml vào vị trí đã đánh dấu.

(2) Đọc kết quả

Sau khi tiêm 72 h, đo độ dày nếp gấp của da và đánh giá kết quả như sau:

- Đọc kết quả khi tiêm một mũi ở vùng da cổ

Kết quả cho thấy:

+ Độ sưng da trước và sau khi tiêm không lớn hơn 2 mm và con vật không có các triệu chứng lâm sàng: Âm tính;

+ Độ sưng da trước và sau khi tiêm lớn hơn 2 mm và nhỏ hơn 4 mm, con vật không có triệu chứng lâm sàng: Nghi ngờ;

+ Độ sưng da trước và sau khi tiêm lớn hơn 2 mm và nhỏ hơn 4 mm, con vật có triệu chứng lâm sàng: Dương tính;

+ Độ sưng da trước và sau khi tiêm bằng hoặc lớn hơn 4 mm: Dương tính.

LƯU Ý: Với những động vật cho kết quả nghi ngờ thì sau 42 ngày làm lại phản ứng. Sau khi kiểm tra lần hai, nếu cho kết quả nghi ngờ hoặc dương tính, kiểm tra lại bằng phản ứng tiêm nội bì hai mũi tuberculin PPD bò và tuberculin PPD gà.

- Đọc kết quả khi tiêm một mũi ở nếp gấp da đuôi

Kết quả cho thấy:

+ Phản ứng là dương tính: Khi độ sưng da tại vị trí tiêm trừ độ dày da bên không tiêm bằng hoặc lớn hơn 4 mm;

+ Phản ứng âm tính: Khi độ sưng da tại vị trí tiêm trừ độ dày da bên không tiêm nhỏ hơn 2 mm;

+ Phản ứng nghi ngờ: Khi độ sưng da tại vị trí tiêm trừ độ dày da bên không tiêm lớn hơn 2 mm và nhỏ hơn 4 mm.

- Đọc kết quả khi tiêm hai mũi

Kết quả cho thấy:

+ Kết quả dương tính: Độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD bò lớn hơn độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD gà, chênh lệch giữa hai độ sưng lớn hơn 4 mm;

+ Kết quả nghi ngờ: Độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD bò lớn hơn độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD gà, chênh lệch giữa hai độ sưng là từ 2 mm đến 4 mm;

+ Kết quả âm tính: Độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD bò bằng hoặc nhỏ hơn độ sưng da tại vị trí tiêm tuberculin PPD gà.

Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm của Bệnh lao bò theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 ra sao?

Theo tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-10:2022 quy định về lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau:

(1) Lấy mẫu

Bệnh phẩm là đờm, mẫu mô nghi ngờ có hạt lao, mẫu máu chống đông.

Lấy mẫu đờm: Dùng tăm bông đưa vào miệng gia súc kích thích vòm họng để gia súc ho mạnh, bật đờm ra bám vào bông. Sau đó cho bông vào ống đã có môi trường bảo quản mẫu (xem B.7 TCVN 8400-10:2022).

Lấy các mô (phổi, gan, lách,…) nghi ngờ có hạt lao với lượng từ 50 g đến 200 g, cho vào hộp đựng mẫu.

Lấy mẫu máu: Sát trùng xung quanh vùng định lấy mẫu (tai, cổ, đuôi) bằng bông cồn 70 %. Dùng bơm tiêm để lấy khoảng 5 ml đến 10 ml máu. Chuyển 5 ml mẫu máu vào ống thu đã có chất chống đông, trộn đều bằng cách lắc nhẹ đảo ngược ống khoảng 10 lần.

(2) Bảo quản mẫu

- Mẫu bệnh phẩm được để trong dụng cụ đựng mẫu có môi trường bảo quản, đóng kín, dán nhãn ghi rõ tên bệnh phẩm;

- Dụng cụ chứa mẫu bệnh phải giữ trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C;

- Các mẫu bệnh phải có giấy yêu cầu xét nghiệm kèm theo ghi rõ bệnh sử, triệu chứng, bệnh tích, đặc điểm dịch tễ của gia súc.

(3) Đóng gói và vận chuyển mẫu

Mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh lao bò được đóng gói 3 lớp, đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

- Lớp thứ 1 (lớp đựng mẫu bệnh phẩm): Có thể là hộp nhựa cứng có nắp xoáy, đảm bảo không rò rỉ, không thấm nước, không dễ vỡ, được đóng kín, dán nhãn bên ngoài (loại mẫu, ngày, chủ gia súc, nơi lấy mẫu...).

Bao lớp thứ 1 bằng vật liệu dễ thấm hút (bông, giấy thấm,...) đặt vào trong lớp thứ 2. Nếu có nhiều ống đựng mẫu thì mỗi ống cần được bao, bọc riêng để tránh tiếp xúc và có lớp vật liệu thấm hút bên ngoài.

- Lớp thứ 2: Bảo vệ lớp thứ 1, có thể là hộp nhựa hoặc túi túi nylon đảm bảo không rò rỉ, không thấm nước, không dễ vỡ, được đóng kín, dán nhãn ghi thông tin mẫu ở bên ngoài (loại mẫu, ngày, chủ gia súc, nơi lấy mẫu,..). Giữa lớp thứ 1 và thứ 2 có lớp vật liệu thấm hút để tránh rò rỉ mẫu.

- Lớp thứ 3 (là lớp ngoài cùng): Bao quanh lớp thứ 2, có thể là thùng bảo ôn hoặc hộp xốp, đảm bảo đủ cứng, không bục vỡ mẫu trong quá trình vận chuyển.

CHÚ THÍCH: Trong quá trình đóng gói và vận chuyển có thể dùng đá chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ bảo quản. Đá được để ở giữa lớp thứ 1 và lớp thứ 2 hoặc giữa lớp thứ 2 và lớp thứ 3.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lao bò

Phan Thị Phương Hồng

Bệnh lao bò
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh lao bò có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lao bò Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào