Tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng?
Tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng?
Xem thêm: Cận loạn viễn thị mấy độ không đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã có Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024 hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sự 2025.
Tại Hướng dẫn 4705/HD-BQP năm 2024 nêu rõ nội dung về tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sự 2025 như sau:
Thực hiện tốt công tác đăng ký NVQS và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS; nâng cao chất lượng việc bình cử, đề xuất công dân nam trong độ tuổi thực hiện NVQS đi sơ tuyển NVQS bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai; tổ chức xét duyệt công dân tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, công dân đủ điều kiện nhập ngũ chặt chẽ, nghiêm túc, không để sai đối tượng hoặc sốt lọt nguồn công dân nhập ngũ (chú ý tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP, riêng tiêu chuẩn về mắt vẫn thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP).
Theo hướng dẫn nêu trên thì tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sự 2025 sẽ thực hiện theo quy định quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP
Do đó, tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sư 2025 sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP mà không thực hiện theo quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định như sau:
Tiêu chuẩn tuyển quân
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
...
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, không gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự 2025 những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ).
Tiêu chuẩn về mắt đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo hướng dẫn mới nhất của Bô Quốc phòng? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe các bệnh về mắt theo Thông tư 105/2023/TT-BQP như thế nào?
Tại Mục II Phụ Lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phân loại sức khỏe các bệnh về mắt như sau:
Xem chi tiết Bảng tiêu chuẩn phân loại sức khỏe các bệnh về mắt áp dụng cho nghĩa vụ quân sự tại đây
Ai phải đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Theo đó, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân như sau:
Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi luật định. Nói cách khác, đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam.
Đối với công dân nữ, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 mở rộng quy định, cho phép công dân nữ trong độ tuổi luật định, nếu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự và quân đội có nhu cầu thì được nhập ngũ. Quy định này không bắt buộc công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải nhập ngũ. Công dân nữ trong thời bình nhập ngũ với tinh thần tự nguyện và được nhà nước chấp nhận.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
+ Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các học thuyết, quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc của pháp luật? Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật đúng không?
- Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
- Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
- Ngân sách trung ương là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phân bổ ngân sách trung ương theo quy định?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 9 ngày liên tục? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thế nào?