Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 quy định các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 quy định các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 quy định các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà như sau:
Các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trung bình năm trong nhà được quy định ở Bảng 1.
Các mức | Đối tượng áp dụng | Quy định |
Mức hành động | Trường học | > 150 Bq/m3 |
Nhà ở | > 200 Bq/m3 | |
Nhà làm việc | > 300 Bq/m3 | |
Mức khuyến cáo | Nhà xây mới | < 100 Bq/m3 |
Nhà hiện sử dụng | < 200 Bq/m3 | |
Mức phấn đấu | Các loại nhà | < 60 Bq/m3 |
Chú thích : Sau khi đã áp dụng tất cả các giải pháp giảm thiểu, nồng độ khí Radon tự nhiên trung bình năm trong nhà vẫn ở mức hành động thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng. |
Bảng 1 - Các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trung bình năm trong nhà
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 quy định các mức nồng độ khí Radon tự nhiên trong nhà? (Hình từ Internet)
Phương pháp đo nồng độ khí Radon tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 ra sao?
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 quy định phương pháp đo nồng độ khí Radon như sau:
Có 2 phương pháp đo nồng độ khí Radon theo thời gian là đo ngắn hạn và đo dài hạn bằng các thiết bị đo nêu trong phụ lục A Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008.
- Phương pháp đo ngắn hạn
Các phép đo ngắn hạn bằng các thiết bị đo tương ứng với thời gian đo liên tục ít hơn 90 ngày (tuỳ thuộc loại thiết bị) được thực hiện trong điều kiện đóng kín cửa. Mọi cửa sổ, quạt thông gió, cửa ra vào đều phải đóng (chỉ mở khi cần thiết – ví dụ khi đi lại) ít nhất 12h trước khi đo và trong suốt thời gian đo (quạt trao đổi gió trong phòng có thể được bật). Không tiến hành đo ngắn hạn với thời gian đo 2-3 ngày trong điều kiện thời tiết bất thường (bão, gió mạnh, khí áp thấp).
Kết quả đo của phương pháp đo ngắn hạn được coi là giá trị nồng độ khí Radon tự nhiên tiềm ẩn trong nhà. Nếu giá trị này thấp hơn mức quy định thì nồng độ khí Radon trung bình năm trong nhà sẽ thấp hơn mức quy định. Nếu giá trị này bằng hoặc cao hơn mức quy định thì nồng độ khí Radon trung bình năm trong nhà sẽ có nguy cơ cao hơn mức quy định.
- Phương pháp đo dài hạn
Việc đo dài hạn với thời gian lâu hơn 90 ngày liên tục bất kỳ trong nhà bằng các thiết bị đo tương ứng thực hiện trong điều kiện các cửa sử dụng bình thường.
Kết quả của phương pháp đo dài hạn được coi là giá trị nồng độ khí Radon trung bình năm trong nhà.
Quy định về thiết bị đo nồng độ khí Radon trong nhà tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 như thế nào?
Tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7889 : 2008 quy định các thiết bị đo nồng độ khí Radon trong nhà nêu trong Phụ lục A.
* Các yêu cầu kỹ thuật chung đối với thiết bị đo
- Thiết bị đo nồng độ khí Radon phải có ngưỡng đo tối thiểu không lớn hơn 40 Bq/m 3 .
- Sai số tương đối (E) của thiết bị đo ở điều kiện tiêu huẩn, tính theo %, không lớn hơn 20% và được tính theo công thức:
E = (Qi - Qt )100/Qt
trong đó:
Qi: là chỉ số đo của thiết bị
Qt: là giá trị khi đo với mẫu chuẩn hoặc thiết bị chuẩn.
5.3.1.3 Dao động thống kê số liệu đo (V) của thiết bị đo, tính theo %, không lớn hơn 10% và được tính theo công thức:
trong đó:
: là giá trị trung bình của n lần đo
xi :là giá trị lần đo thứ i.
- Giới hạn dao động của thiết bị đo
Giới hạn dao động cho phép của thiết bị đo theo các yếu tố môi trường khi đo được quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 – Giới hạn dao động của thiết bị theo các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố ảnh hưởng | Khoảng giá trị của yếu tố ảnh hưởng | Giới hạn dao động giá trị đo |
Bức xạ gamma của môi trường | Từ 1 µGy.h-1 đến 10 µGy.h-1 | Theo thông báo của nhà sản xuất |
Điện thế cấp | Từ 88%UN đến 110%UN | ± 10% chỉ số đo ở điều kiện chuẩn theo IEC 61577-2: 2000 điều 11.3 |
Nhiệt độ môi trường | Từ –5 °C đến +40 °C | ± 10% chỉ số đo ở 20°C theo IEC 61577-2: 2000 điều 10.3 |
Độ ẩm tương đối | Tới 90% ở 30 °C | ± 10% theo IEC 61577-2: 2000 điều 10.4 |
áp suất khí quyển | 80 kPa đến 120 kPa | Theo thông báo của nhà sản xuất |
UN: Hiệu điện thế danh định |
- Thiết bị đo nồng độ khí Radon được hiệu chuẩn với buồng chuẩn quốc gia hoặc quốc tế .
* Cấu hình của thiết bị đo
- Thiết bị đo có thể có một, nhiều hay tất cả các bộ phận chức năng sau:
+ Bộ đo bức xạ;
+ Bơm không khí;
+ Bộ lọc;
+ Bộ sấy khô không khí;
+ Bộ thiết bị kiểm tra;
+ Bộ xử lý tín hiệu;
+ Bộ hiển thị đo;
+ Bộ cấp điện;
+ Các bộ hiển thị thao tác;
+ Đèn báo vượt ngưỡng nồng độ quy định.
Khi các thiết bị đo có các bộ phận chức năng kể trên thì chúng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bộ đo bức xạ
Bộ đo cần có hiệu suất ghi hình học càng cao càng tốt và có lớp bảo vệ chống nhiễm bẩn bởi các hạt nhân phát alpha có trong môi trường hay bụi của không khí khi không sử dụng.
- Bơm không khí
Bơm không khí tuần hoàn phải cung cấp đủ và ổn định dòng khí thích hợp theo phương pháp đo. Bơm không khí phải hoạt động ổn định với dao động áp suất khi vận hành, phù hợp với thời gian lấy mẫu, các kiểu lọc, bụi không khí tích tụ… Đầu ra và các ống nối của bơm phải đủ kín để duy trì tốc độ dòng khí ổn định, tránh rò.
- Bộ lọc
Phần lớn các thiết bị đo có sử dụng bộ lọc ngăn các sản phẩm phân rã của Radon. Nhà sản xuất thiết bị phải thông báo kiểu bộ lọc. Bộ lọc phải cho phép khí Radon đi qua. Khuyến cáo sử dụng các bộ lọc có hiệu suất cao.
- Bộ sấy khô không khí
Nếu hiệu suất đo phụ thuộc vào độ ẩm của không khí lấy mẫu thì thiết bị đo phải được trang bị bộ sấy không khí (dùng hạt chống ẩm hay dùng pin điện). Hạt chống ẩm không được hấp phụ Radon và có ghi rõ thời hạn sử dụng.
- Bộ kiểm tra
Bộ kiểm tra cho phép người sử dụng tiến hành kiểm tra định kỳ sự vận hành chính xác của thiết bị. Việc kiểm tra phải được thực hiện với các nguồn phóng xạ thích hợp hay nguồn không khí chuẩn.
- Bộ xử lý tín hiệu
Bộ xử lý tín hiệu bao gồm cụm chức năng tiếp nhận tín hiệu của đầu đo và xử lý các tín hiệu đó.
- Bộ thiết bị hiển thị và thiết bị ngoại vi
Bộ hiển thị phải thông báo nồng độ khí Radon theo đơn vị Bq/m3. Khoảng đo hiệu quả của thiết bị phải thích hợp với mục đích đo.
Đơn vị đo cần phải được hiện rõ trên màn hiển thị.
Bộ hiển thị phải dễ đọc trong các điều kiện môi trường khác nhau. Có đèn báo bật/tắt màn hình. Nếu phương pháp đo yêu cầu, cần có hiển thị lưu tốc dòng khí.
Các thông số đầu ra được hiển thị hay lưu giữ trong một hay nhiều các thiết bị sau:
+ Màn hình;
+ Bộ ghi số liệu;
+ Máy in;
+ Máy vi tính;
+ Hoặc các thiết bị khác qua cổng số liệu.
Thiết bị đo có thể trang bị bộ báo động mức nồng độ Radon vượt ngưỡng quy định và có thể điều chỉnh ngưỡng.
- Bộ cấp điện
Bộ cấp điện phải có các cụm sau:
+ Cụm cấp điện cho máy bơm không khí (nếu có);
+ Cụm cấp điện để kiểm tra và đo.
Điện cấp phải ổn định trong thời gian đo, khi ngắt điện phải tắt màn hình hiển thị.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khí radon tự nhiên trong nhà có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?