Tình hình kinh - tế xã hội 2022: Gần 200 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 11/2022?
- Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tăng trưởng như thế nào? Có phải là có gần 200 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 11/2022?
- Dự báo thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam có thể gặp phải những khó khăn thách thức như thế nào?
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2023 phải được các bộ ngành làm rõ các chỉ tiêu cụ thể?
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tăng trưởng như thế nào? Có phải là có gần 200 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 11/2022?
Về dấu hiệu tích cực của tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng của năm 2022, thì nội dung này đã được thảo luận tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022.
Theo đó, căn cứ Mục I Nghị quyết 156/NQ-CP năm 2022 có xác định tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong thời gian qua như sau:
Trong tháng 11, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp hơn; các yếu tố rủi ro gia tăng cả về mức độ, phạm vi, tính chất trên quy mô toàn cầu. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi nhưng gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.
Tuy nhiên về các chỉ số thì nhìn chung như sau:
+ Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng tăng 3,02% so với cùng kỳ năm 2021.
+ Mặt bằng lãi suất, tỷ giá được điều hành phù hợp.
+ Thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 116,1% dự toán, tăng 17,4% so với cùng kỳ.
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đạt 673,8 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 10,6 tỷ USD.
+ Vốn FDI thực hiện đạt 19,7 tỷ USD, tăng 15,1%, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
+ Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 11 tháng tăng 8,6% so với cùng kỳ.
+ Nông nghiệp phát triển ổn định; an ninh lương thực được bảo đảm. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 20,5% so với cùng kỳ, khách quốc tế 11 tháng đạt gần 3 triệu lượt, tăng gấp 21 lần cùng kỳ năm trước.
+ Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng đạt gần 195 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ.
+ Nhiều tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá tích cực về kết quả và triển vọng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Ngoài ra, công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh tiếp tục được chú trọng.
- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống người dẫn được quan tâm.
- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách hành chính được đẩy mạnh, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân.
- Quốc phòng, an ninh được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được tăng cường, tiếp tục khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tình hình kinh - tế xã hội 2022: Gần 200 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 11/2022? (Hình từ Internet)
Dự báo thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam có thể gặp phải những khó khăn thách thức như thế nào?
Về những khó khăn, hạn chế trong thời gian tới đây đối với tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta. Thì tại Nghị quyết 156/NQ-CP năm 2022, Chính phủ cũng có xác định như sau:
- Nền kinh tế nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức:
- Công tác nắm tình hình, phân tích, dự báo và phản ứng chính sách trong một số lĩnh vực chưa kịp thời.
- Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại.
- Sức ép lạm phát còn cao, nhất là do các tác động từ bên ngoài.
- Các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản gặp khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng; triển khai hỗ trợ lãi suất 2% chậm.
- Xuất hiện tình trạng doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, địa bàn phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động.
- Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đối mặt nhiều rủi ro, thách thức lớn, cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội; xung đột Nga - U-crai-na kéo dài; tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm mạnh và có dấu hiệu suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia.
- Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục phục hồi nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi; nền kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu có hạn; một số thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp; hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng bị thu hẹp; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng lớn đến đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2023 phải được các bộ ngành làm rõ các chỉ tiêu cụ thể?
Về nội dung này, tại Mục III Nghị quyết 156/NQ-CP năm 2022, Chính phủ có xác định trách nhiệm của các chủ thể về góp ý dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như sau:
- Các Bộ, cơ quan bám sát các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và các kết luận, nghị quyết, chỉ đạo liên quan của cấp có thẩm quyền, tình hình thực tế và yêu cầu chỉ đạo, điều hành để tiếp tục góp ý trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023,
Trong đó xác định rõ chủ đề, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, làm rõ các chỉ tiêu cụ thể thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đề án cụ thể phải thực hiện trong năm 2023 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế từ trước, chú trọng giải quyết các công việc tồn đọng, xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ đột xuất gắn với tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khẩn trương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến tại Phiên họp và ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan tại khoản 1 nêu trên; tiếp tục hoàn thiện, lấy ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương, trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi hoàn thiện, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội Khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển kinh tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?