Tổng Cục thuế ban hành 7 Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ? Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
Tổng Cục thuế ban hành 7 Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ là gì?
Ngày 11/11/2022, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 về việc ban hành Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ.
Tổng Cục thuế ban hành 7 Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:
- Trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế mở tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
- Đề nghị hải quan dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
- Ngừng sử dụng hóa đơn.
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.
- Thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tổng Cục thuế ban hành 7 Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ? Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
Quyết định hành chính về thuế có thể bị áp dụng cưỡng chế tiền thuế nợ là gì?
Ngày 11/11/2022, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 về việc ban hành Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ.
Theo đó, căn cứ Mục II Phần A Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có quy định quyết định hành chính về thuế có thể bị áp dụng cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
- Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
- Thông báo tiền thuế nợ;
- Quyết định thu hồi hoàn;
- Quyết định gia hạn nộp thuế; quyết định nộp dần tiền thuế nợ;
- Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;
- Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về thuế;
- Quyết định về bồi thường thiệt hại;
- Quyết định hành chính về thuế khác theo quy định của pháp luật.
Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ phải đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nào?
Căn cứ Mục I Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nêu các nguyên tắc phải đảm bảo thực hiện trong quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ bao gồm:
- Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế tại KBNN, NHTM, TCTD khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng biện pháp Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:
+ Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế áp dụng đối với người nộp thuế có tài khoản tại KBNN, NHTM, TCTD khác. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức nhưng CSDL tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.
+ Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:
++ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;
++ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
++ Cơ quan, tổ chức chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức.
+ Biện pháp cưỡng chế Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định người nộp thuế đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.
+ Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.
- Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo.
- QĐCC đối với từng người nộp thuế phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.
Đối với các biện pháp cưỡng chế d, đ, e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
- Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
- Trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của người nộp thuế.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cưỡng chế tiền thuế nợ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?