Tổng cục Thuế: Hướng dẫn giao quyền cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về quản lý thuế năm 2022?
Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 44 điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
"Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
e) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
g) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
h) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
i) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;
k) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;
l) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;
m) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục, Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
n) Kiểm toán trưởng;
o) Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
..."
Tổng cục Thuế: Hướng dẫn giao quyền cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về quản lý thuế năm 2022? (Hình từ internet)
Đối tượng nào được áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 35. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
b) Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
..."
Như vậy, đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên được quy định như trên.
Giải đáp thắc mắc về giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Căn cứ Công văn 2342/TCT-PC năm 2022 hướng dẫn giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:
- Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thuộc cấp trưởng và cấp trường được giao quyền cho cấp phó; việc giao quyền được thể hiện bằng quyết định xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền; cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao cấp phó được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
- Đối các quyết định hành chính về quản lý thuế còn lại (trừ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính) thực hiện theo pháp luật quản lý thuế; Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thuộc cấp trưởng, trường hợp cấp trường văng mặt có thể giao quyền cho cấp phố xem xét ban hành quyết định cưỡng chế; cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trường và trước pháp luật; cấp phó không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Lê Mạnh Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?