Tổng liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội phối hợp thực hiện công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH,BHTN,BHYT như thế nào?

Tổng liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội phối hợp thực hiện công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH,BHTN,BHYT như thế nào? Câu hỏi của anh H.M ở Bình Định.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH,BHTN,BHYT như thế nào?

Tại Điều 4 Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH,BHTN,BHYT như sau:

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng kế hoạch, nội dung thông tin, truyền thông, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và hướng dẫn các giải pháp, hình thức tổ chức thực hiện.

- Tổng Liên đoàn chủ động và tích cực tổ chức thực hiện việc thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; chỉ đạo các cấp công đoàn tham gia thông tin, truyền thông, giáo dục pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT đến người lao động thuộc các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về BHXH, BHTN, BHYT để người lao động tự bảo vệ quyền lợi của mình, tạo điều kiện phát triển người tham gia; đồng thời giảm số chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, bảo đảm hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Tổng Liên đoàn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí và chỉ đạo các cơ quan báo chí thuộc quyền quản lý thưởng xuyên thông tin, truyền thống về chế độ, chính sách, pháp luật BHXH, BHTN, BHYT đến người tham gia BHXH, BHTN, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời, thông tin danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật BHXH, BHTN, BHYT nhất là các đơn vị trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT.

- Tổng Liên đoàn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam tăng cường thực hiện thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Phối hợp phổ biến chính sách và triển khai thực hiện các Hiệp định song phương về BHXH sau khi được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước ký kết nhằm mục tiêu đảm bảo quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH của người lao động khi lao động tại nước ngoài.

Tổng liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội phối hợp thực hiện công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH,BHTN,BHYT như thế nào? (Hình từ internet)

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH,BHTN,BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động như thế nào?

Tại Điều 5 Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH,BHTN,BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động như sau:

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức thu, chỉ chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

- Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công đoàn ngành Trung ương, LĐLĐ tỉnh thường xuyên theo dõi sát sao việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn.

Chỉ đạo LĐLĐ tỉnh đại diện người lao động tại các đơn vị không còn người sử dụng lao động (đơn vị phá sản, chủ bỏ trốn...) lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ ốm đau, thai sản gửi cơ quan BHXH giải quyết.

Chỉ đạo các công đoàn cơ sở quan tâm, tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của người lao động về những khó khăn, vướng mắc trong quả trình thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm để kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phối hợp trong việc nghiên cứu phương thức tổ chức thực hiện, không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT tạo thuận lợi cho người lao động.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT như thế nào?

Tại Điều 3 Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT như sau:

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập và sửa đổi, bổ sung các quy định nghiệp vụ có liên quan.

- Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của người lao động về chính sách, pháp luật BHXH, BHTN, BHYT để phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Nguyễn Văn Phước Độ

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số lượng Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13 là bao nhiêu ủy viên theo quyết định tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội nào? Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 2028 ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 7c/NQ-TLĐ của Hội nghị lần thứ 7 BCH Tổng Liên đoàn Lao động Khóa XI về chất lượng bữa ăn ca của NLĐ ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ công nhân, viên chức, lao động được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm nào?
Pháp luật
Tại Hội nghị lần thứ nhất, bầu bao nhiêu đồng chí tham gia Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ kết luận về 12 kiến nghị nào của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Hội nghị ngày 26/5/2024?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời gian thực hiện luân chuyển có được thanh toán công tác phí không?
Pháp luật
Tập trung triển khai: 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm và 5 đẩy mạnh theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Pháp luật
Hiện nay, những đồng chí nào đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Hiện nay, đồng chí nào làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2023-2028?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào