Tổng số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho VNA vay tối đa là bao nhiêu? Trình tự tái cấp vốn được thực hiện thế nào?
Tổng số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho VNA vay tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Số tiền tái cấp vốn
1. Số tiền tái cấp vốn tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
2. Tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng).
Như vậy theo quy định trên tổng số tiền tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng.
Tổng số tiền tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho VNA vay tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trình tự tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho VNA vay như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Trình tự tái cấp vốn, giải ngân tái cấp vốn
1. Trình tự tái cấp vốn như sau:
a) Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi trực tiếp đến Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước 01 (một) Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị vay tái cấp vốn, Vụ Chính sách tiền tệ gửi lấy ý kiến bằng văn bản Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng. Trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do gửi tổ chức tín dụng;
đ) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định tái cấp vốn, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng thực hiện ký Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn.
2. Trình tự giải ngân tái cấp vốn từng lần đối với tổ chức tín dụng như sau:
a) Trên cơ sở Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn đã ký, căn cứ dư nợ gốc khoản cho vay VNA, tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ số tiền giải ngân tái cấp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị giải ngân tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Sở Giao dịch phê duyệt đề nghị giải ngân tái cấp vốn; tổ chức tín dụng ký Khế ước nhận nợ; Sở Giao dịch thực hiện giải ngân tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng.
Như vậy theo quy định trên trình tự tái cấp vốn được thực hiện như sau:
- Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi trực tiếp đến Bộ phận Một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước 01 (một) Giấy đề nghị vay tái cấp vốn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-NHNN.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị vay tái cấp vốn, Vụ Chính sách tiền tệ gửi lấy ý kiến bằng văn bản Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về đề nghị vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng. Trường hợp không đồng ý, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do gửi tổ chức tín dụng.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định tái cấp vốn, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng thực hiện ký Hợp đồng nguyên tắc tái cấp vốn.
Thực hiện trả nợ vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho VNA vay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định thực hiện trả nợ vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi cho VNA vay như sau:
- Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn (hết thời hạn tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn (nếu có)), tổ chức tín dụng phải trả hết số dư gốc khoản vay tái cấp vốn.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh số dư gốc khoản vay tái cấp vốn lớn hơn dư nợ gốc khoản cho vay VNA tương ứng với khoản vay tái cấp vốn đó, tổ chức tín dụng phải chủ động trả nợ khoản vay tái cấp vốn theo thứ tự từ Khế ước nhận nợ được ký sớm nhất tương ứng với khoản cho vay VNA bảo đảm số dư gốc khoản vay tái cấp vốn không vượt quá dư nợ gốc khoản cho vay VNA (theo từng khoản cho vay VNA).
- Tổ chức tín dụng được trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tái cấp vốn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?