Trách nhiệm của Cơ quan thuế địa phương đối với việc thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản ra sao?
- Trách nhiệm của Cơ quan thuế địa phương đối với việc thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản ra sao?
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định 27/2023/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của UBND tỉnh ra sao?
- Nghị định 27/2023/NĐ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày nào?
Trách nhiệm của Cơ quan thuế địa phương đối với việc thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản ra sao?
Căn cứ Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Chính phủ ban hành ngày 31/5/2023.
Trách nhiệm của Cơ quan thuế địa phương đối với việc thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản được xác định theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2023/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thực hiện
...
2. Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
b) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và trường hợp khác cung cấp theo quy định.
c) Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về quản lý thuế.
d) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn cứ hồ sơ quyết toán phí năm (dương lịch) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí có trách nhiệm chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thông tin chi tiết về khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác đã kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong năm theo từng Giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Trường hợp quyết toán phí không theo năm dương lịch, chấm dứt hợp đồng khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cơ quan thuế chuyên thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
đ) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.
Như vậy, trong việc thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản, Chính phủ đã xác định 05 trách nhiệm nêu trên đối với Cơ quan thuế địa phương.
Theo đó, chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.
Trách nhiệm của Cơ quan thuế địa phương đối với việc thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định 27/2023/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của UBND tỉnh ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, UBND tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Trình HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương.
- Chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp phí.
Nghị định 27/2023/NĐ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 27/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức thu phí mới thì tiếp tục thực hiện mức thu phí theo quy định hiện hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thì tiếp tục áp dụng tỷ lệ theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chậm nhất đến ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích để áp dụng tại địa phương.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Như vậy, Nghị định 27/2023/NĐ có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phí bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?