Trách nhiệm của nhà thầu trong hoạt động dầu khí sau khi kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí là gì?
Lựa chọn nhà thầu ký hợp đồng dầu khí được quy định thế nào?
Nhà thầu là nhà đầu tư được tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng dầu khí. (khoản 28 Điều 3 Luật Dầu khí 2022)
Việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí tại lô dầu khí mở được thực hiện theo 04 hình thức được liệt kê tại Điều 15 Luật Dầu khí 2022 gồm:
(1) Đấu thầu rộng rãi;
(2) Đấu thầu hạn chế;
(3) Chào thầu cạnh tranh;
(4) Chỉ định thầu.
Tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 16 Luật Dầu khí 2022 sau đây:
- Tổ chức có đăng ký thành lập, hoạt động được cấp theo quy định pháp luật của quốc gia bên dự thầu; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của quốc gia mà cá nhân đó là công dân;
- Có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí; trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện này thì phải liên danh với các tổ chức, cá nhân khác để có đủ điều kiện tham gia đấu thầu.
Trách nhiệm của nhà thầu trong hoạt động dầu khí sau khi kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí? (Hình ảnh từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong hoạt động dầu khí là gì?
Nhà thầu có các quyền theo quy định tại Điều 58 Luật Dầu khí 2022:
Quyền của nhà thầu
1. Nhà thầu có các quyền sau đây:
a) Hưởng các ưu đãi và bảo đảm đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Sử dụng các mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được để tiến hành các hoạt động dầu khí;
c) Tuyển dụng người lao động trên cơ sở ưu tiên tuyển dụng người lao động Việt Nam;
d) Thuê tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Luật này và phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế;
đ) Miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
e) Sở hữu phần sản phẩm dầu khí và các sản phẩm khác khai thác được theo hợp đồng dầu khí sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; được phép bán chung các sản phẩm này theo từng lần và từng thời điểm xuất bán mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
...
Và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 59 Luật Dầu khí 2022:
Nghĩa vụ của nhà thầu
1. Thực hiện các cam kết trong hợp đồng dầu khí.
2. Khai, nộp các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Chuyển giao công nghệ; đào tạo, sử dụng người lao động Việt Nam và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong hoạt động dầu khí; thực hiện các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về định mức chi phí, định mức kinh tế, kỹ thuật.
...
Như vậy, nhà thầu khi được lựa chọn sẽ có các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động dầu khí theo quy định trên.
Trách nhiệm của nhà thầu trong hoạt động dầu khí sau khi kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí là gì?
Sau khi kết thúc thời gian khai thác mỏ giầu khí, nhà thầu có các trách nhiệm sau:
Điều 50 Luật Dầu khí 2022 quy định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải thu dọn các công trình dầu khí không còn sử dụng hoặc không thể tiếp tục phục vụ cho hoạt động dầu khí do bị hư hỏng nặng, không phù hợp với công nghệ gây ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.
2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
3. Chậm nhất là 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí, nhà thầu phải cập nhật kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
...
Và Điều 52 Luật Dầu khí 2022, quy định nhà thầu có trách nhiệm thực hiện thu dọn công trình dầu khí:
Thực hiện thu dọn công trình dầu khí
1. Nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt. Việc thu dọn công trình dầu khí phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận việc để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
...
Như vậy, sau khi kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí nhà thầu có trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện thu dọn công trình dầu khí.
Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lựa chọn nhà thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?